Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
Chiều 25/6, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và các đơn vị tư vấn vận hành thương mại điện tử tổ chức chương trình đào tạo với chủ đề “Kinh doanh dài lâu - Bắt đầu từ luật”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tuân thủ pháp luật trong môi trường số đang ngày càng phát triển.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang được xây dựng khá toàn diện, dựa trên các văn bản cốt lõi. Bắt đầu với Nghị định 52/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CPlà kim chỉ nam cho các hoạt động phát triển, ứng dụng và quản lý thương mại điện tử.
"Những Nghị định này, cùng với các Thông tư hướng dẫn và các luật liên quan như Luật Giao dịch điện tử 2023, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tạo nên một hành lang pháp lý khá đầy đủ, điều chỉnh từ việc thông báo, đăng ký website đến các vấn đề về hợp đồng điện tử, thanh toán hay giải quyết tranh chấp", ông Tuấn cho biết.
Về điều kiện kinh doanh thương mại điện tử, các nhà bán hàng và sàn thương mại điện tử cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đối với nhà bán hàng, điều kiện tiên quyết là phải có tư cách pháp lý rõ ràng, cung cấp thông tin chính xác về bản thân và hàng hóa, dịch vụ, đồng thời công khai các chính sách bán hàng như đổi trả, bảo hành. Đặc biệt, việc thông báo hoặc đăng ký website/ứng dụng thương mại điện tử với Bộ Công Thương là bắt buộc.Với các sàn giao dịch, trách nhiệm càng nặng nề hơn bởi các sàn phải đăng ký với Bộ Công Thương, xây dựng quy chế hoạt động minh bạch, thiết lập cơ chế kiểm soát thông tin và hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Sàn cũng cần yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ thông tin pháp lý và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng chống hàng giả, hàng nhái.Cùng đó, nhà bán chịu trách nhiệm chính về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tính chính xác của thông tin sản phẩm, thực hiện các cam kết bán hàng và bảo vệ thông tin cá nhân của người mua. Trong khi đó, sàn thương mại điện tử đóng vai trò là bên trung gian, có trách nhiệm đảm bảo môi trường giao dịch an toàn và đáng tin cậy. Các hành vi như không thông báo/đăng ký website, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật, gian lận thuế, xâm phạm thông tin cá nhân hay tấn công mạng đều bị nghiêm cấm.Về chế tài, tùy theo mức độ vi phạm, các chủ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền, tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động, tước giấy phép) theo các Nghị định chuyên ngành. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, gây hậu quả lớn, hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại dân sự cũng là một chế tài quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.Điểm nhấn tại chương trình do ông Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ là những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi trong dự thảo Luật Thương mại điện tử. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời, luật mới cũng nhằm bắt kịp với sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh mới trong thời đại số. Tuy nhiên, dự thảo hiện đang đối mặt với nhiều thách thức cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những vấn đề lớn nhất là việc xác định phạm vi điều chỉnh, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành khác đã có hoặc đang được ban hành, như Luật Giao dịch điện tử hay Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và rõ ràng trong quá trình áp dụng.“Bộ Công Thương đang nỗ lực tối đa để hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử với mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch và phù hợp với thực tiễn, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và đóng góp vào xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam”, ông Nguyễn Hữu Tuấn nhấn mạnh.Cũng trong khuôn khổ chương trình, ông Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng Quản lý thuế số 2 (phòng Quản lý thuế các sàn thương mại điện tử) thuộc Chi cục thuế thương mại điện tử (Bộ Tài chính) đã cập nhật chi tiết về chính sách thuế dành cho cá nhân, tổ chức hoạt động trên nền tảng số. Từ việc cấp mã số thuế, kê khai - nộp thuế qua nền tảng đến những lỗi thường gặp và cách khắc phục, người tham dự đã có dịp nhìn rõ hơn trách nhiệm tài chính của mình trong môi trường thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Việt Hòa khẳng định, ngành thuế ưu tiên hoàn thiện khung khổ pháp lý thuế cho thương mại điện tử, liên tục rà soát và bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trước sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh xuyên biên giới nhằm tạo sân chơi bình đẳng, chống thất thu thuế mà vẫn không cản trở sự phát triển của thương mại điện tử.
Về việc kê khai và nộp thuế qua nền tảng số là bước tiến lớn, mang lại lợi ích kép khi giúp doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh tiết kiệm thời gian, chi phí thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (eTax) hay ứng dụng eTax Mobile. Đặc biệt, Cổng thông tin dành cho hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã giúp việc kê khai minh bạch và dễ dàng hơn. Việc sử dụng chữ ký số và tài khoản định danh điện tử VNeID cũng góp phần nâng cao tính bảo mật và tiện lợi.Ông Nguyễn Việt Hoà khuyến nghị người nộp thuế nên thường xuyên cập nhật phần mềm HTKK, kiểm tra kỹ thông tin, và không nên để đến sát hạn chót mới thực hiện giao dịch khi đường truyền dễ bị quá tải do tiếp nhận cùng lúc quá nhiều tờ khai. Ông khẳng định ngành thuế luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng kinh doanh số để quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế diễn ra thuận lợi nhất.Từ góc độ của bộ phận pháp lý của TikTok Shop, bà Nguyễn Thị Cẩm Giang cho biết, việc đảm bảo tuân thủ các chính sách nội bộ và quy định pháp luật hiện hành là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của người bán. TikTok Shop xây dựng hệ thống Chính sách chặt chẽ về nội dung, quảng cáo và bán hàng. Mọi nội dung phải chân thực, không gây hiểu lầm, tuân thủ danh mục sản phẩm cấm và hạn chế, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Quảng cáo phải đồng nhất, chính xác, và trang đích đạt chất lượng cao. Về bán hàng, người bán tuân thủ quy định về phí nền tảng, quản lý đơn hàng, vận chuyển, và quyết toán, nghiêm cấm kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Để kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, người bán cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, thuế, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ và bảo mật thông tin. Ngoài ra, tùy theo ngành hàng, một số yêu cầu chuyên ngành cũng cần được đáp ứng. TikTok Shop có quy trình đăng ký, xác minh tài khoản và hệ thống đánh giá hiệu suất người bán. Mọi nội dung đều qua kiểm duyệt. Khi vi phạm, TikTok Shop áp dụng các biện pháp từ cảnh cáo, gỡ nội dung, giới hạn tính năng, đến tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản. Người bán có quyền kháng nghị. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật hiện hành có thể dẫn đến xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Bên cạnh nội dung chuyên môn, chương trình còn là cầu nối giữa nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức tài chính. Bà Nguyễn Kiều Trang - Trưởng phòng Ban Chính sách sản phẩm bán buôn, Ngân hàng BIDV đã giới thiệu các gói tín dụng và chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng cho nhà bán hàng thương mại điện tử, đặc biệt trên TikTok Shop.Theo đó, BIDV tập trung hỗ trợ các nhà bán hàng thông qua ba trụ cột chính, kết hợp giải pháp tài chính và công nghệ số. Ngân hàng cung cấp các gói vay vốn linh hoạt cùng hạn mức thấu chi với lãi suất cạnh tranh, giúp nhà bán hàng chủ động nguồn vốn để nhập hàng, mở rộng quy mô hoặc đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, được thiết kế riêng biệt phù hợp với dòng tiền kinh doanh trực tuyến. “BIDV cam kết đồng hành cùng nhà bán hàng qua dịch vụ tư vấn tài chính chuyên biệt và các kênh hỗ trợ khách hàng 24/7 qua hotline và nền tảng trực tuyến, giúp người bán giải đáp thắc mắc, xử lý vấn đề và tối đa hóa hiệu quả sử dụng các dịch vụ ngân hàng”, bà Nguyễn Kiều Trang nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Đã xử lý trên 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm
17:41' - 19/06/2025
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử gỡ bỏ hơn 33.000 sản phẩm vi phạm và xử lý trên 11.000 gian hàng có dấu hiệu sai phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).