Đã xử lý trên 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 19/6, ông Hoàng Ninh- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử gỡ bỏ hơn 33.000 sản phẩm vi phạm và xử lý trên 11.000 gian hàng có dấu hiệu sai phạm.
Đây là con số rất lớn, cho thấy thực trạng vi phạm trong thương mại điện tử ngày càng phức tạp, đồng thời phản ánh rõ nỗ lực tăng cường quản lý từ phía cơ quan chức năng.
“Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Bộ trưởng và Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử (sửa đổi). Đến ngày 18/6 vừa qua, các chính sách lớn trong dự thảo Luật đã được Thường trực Chính phủ thông qua và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số dự kiến sẽ đưa vào rất nhiều quy định để bảo vệ người tiêu dùng”, ông Hoàng Ninh nhấn mạnh.Dự thảo Luật dự kiến đưa vào một số quy định mang tính đột phá, tập trung vào 3 nội dung trọng tâm. Trước hết là định danh người bán. Trước đây, người bán trên sàn chỉ hiển thị dưới tên gian hàng, dẫn tới việc khi bị xử lý vi phạm, họ có thể đóng gian hàng cũ và mở mới để tiếp tục hoạt động. Việc định danh sẽ giúp xác định rõ chủ thể, hỗ trợ hiệu quả trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xử lý vi phạm và truy thu thuế nếu có liên quan. Đây là cơ sở quan trọng để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong môi trường số.
Hơn nữa, trong Luật thương mại điện tử cũng yêu cầu các sàn thương mại điện tử phát huy hơn nữa vai trò của mình, nâng cao trách nhiệm pháp lý của các sàn thương mại điện tử. Dù Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã quy định một số nghĩa vụ, nhưng thực tế cho thấy, nhiều sàn vẫn chưa thực hiện đầy đủ cơ chế kiểm soát. Luật sửa đổi sẽ yêu cầu các sàn phải chủ động, thường xuyên rà soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm thay vì chỉ phản ứng khi có sự cố. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. “Các nền tảng chưa có hiện diện pháp lý tại Việt Nam sẽ được yêu cầu đăng ký pháp nhân hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực để thực hiện các trách nhiệm pháp lý liên quan. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hay phát hiện hàng giả, hàng nhái, đơn vị được ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng trong nước”, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Hoàng Ninh cho biết. Ngoài việc hoàn thiện thể chế, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đang triển khai đồng bộ bốn nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ trong môi trường số. Trước hết, Cục đang tăng cường ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain để truy xuất nguồn gốc hàng hóa và phát hiện hành vi gian lận. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 57, các hệ thống tự động đang được xây dựng nhằm phát hiện hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng với độ chính xác và tốc độ xử lý cao hơn. Mặt khác, truyền thông và giáo dục người tiêu dùng được xác định là yếu tố then chốt. Vì vậy, ông Hoàng Ninh cho rằng không thể có sản phẩm hàng hiệu nào chỉ có giá 15.000 - 20.000 đồng. Khi người tiêu dùng có ý thức cảnh giác tốt hơn, thị trường sẽ dần tự thanh lọc, hạn chế các hành vi vi phạm. Do đó, Cơ quan quản lý mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của báo chí trong truyền thông, cảnh báo về hàng giả, hàng nhái. Cục cũng đang thúc đẩy hợp tác quốc tế, nhất là thiết lập các cơ chế xử lý tranh chấp xuyên biên giới. Việc bảo vệ hiệu quả quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước không thể thiếu sự hợp tác chặt chẽ với các nền tảng và cơ quan có liên quan từ nước ngoài, nhất là trong bối cảnh nhiều nền tảng lớn vẫn chưa có hiện diện pháp lý tại Việt Nam. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xác định phải có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều lực lượng như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các cơ quan chức năng địa phương. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ, mới có thể hướng tới một môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn và phát triển bền vững. Thông tin thêm tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của bản chất thực tế của hàng hóa trong mọi hình thức giao dịch, dù là truyền thống hay điện tử. Bởi hàng hóa vẫn cần phải qua các quy trình trung chuyển, lưu kho, kiểm tra thực tế bằng tay, đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn. Đây là những điều không thể thay đổi dù hình thức giao dịch có hiện đại đến đâu. Thế nhưng, điểm đặc biệt của thương mại điện tử là tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh, có thể tác động đến thị trường một cách đột ngột, thậm chí mang tính “lây lan” như dịch bệnh. Vì vậy, phương thức xử lý cũng cần nhanh chóng, linh hoạt. Vai trò của các sàn thương mại điện tử hết sức quan trọng nên khi có thông tin về hàng hóa không đạt chuẩn, sàn cần phối hợp ngay với cơ quan chức năng để xử lý tức thời, có thể bằng biện pháp mạnh như gỡ bỏ sản phẩm, khóa tài khoản gian hàng, thậm chí trục xuất khỏi nền tảng vĩnh viễn. Đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cảnh báo về hiện tượng ve sầu thoát xác, khi các đối tượng vi phạm quay lại hoạt động dưới danh nghĩa mới để tiếp tục hành vi sai phạm, những vụ việc vi phạm về giá cả, bao bì, nhãn mác hay có dấu hiệu hình sự từ các KOL đang được điều tra cũng sẽ tiếp tục được xử lý nghiêm túc với sự phối hợp của nhiều lực lượng. “Thương mại điện tử là một phương thức giao dịch đặc thù, đòi hỏi cách tiếp cận linh hoạt, công cụ quản lý hiện đại và sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều bên. Bộ Công Thương và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường giải pháp công nghệ và phối hợp liên ngành nhằm tạo lập một môi trường số minh bạch, an toàn, lấy người tiêu dùng làm trung tâm.Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, những nỗ lực này là nền tảng để giữ vững niềm tin thị trường và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững trong dài hạn”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Coinbase tung nền tảng thanh toán mới, đưa stablecoin vào thương mại điện tử
15:29' - 19/06/2025
Coinbase Global Inc. vừa công bố ra mắt một nền tảng mới, được thiết kế để đưa stablecoin trở thành phương thức thanh toán chủ đạo cho các giao dịch trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần cơ chế loại bỏ đánh giá giả mạo trên thương mại điện tử
17:35' - 18/06/2025
Thương mại điện tử thời gian qua đã khẳng định vai trò và vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số.
-
Kinh tế và pháp luật
Thái Lan siết quy định thương mại điện tử
08:00' - 12/06/2025
Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ giám sát chặt chẽ hơn những nền tảng được coi là “có tác động lớn” với số lượng lớn người tiêu dùng, tìm cách giải quyết các sản phẩm kém chất lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ Thuận An: Kịch bản trúng thầu hơn 577 tỷ đồng tại Tuyên Quang
13:41' - 15/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, những sai phạm không chỉ là biểu hiện của tham nhũng doanh nghiệp mà còn là điển hình cho tình trạng “lợi ích nhóm”, làm méo mó hoạt động đầu tư công.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự đối tượng livestream cảnh hành hung bạn gái trên mạng xã hội
12:26' - 15/07/2025
Ngày 15/7, Công an phường Thủ Dầu Một (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Trung để điều tra, làm rõ hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây mua bán ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu
08:30' - 15/07/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy vừa triệt phá đường dây mua bán ma túy do một đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế
08:24' - 15/07/2025
Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc mở rộng điều tra cựu Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee
20:58' - 14/07/2025
Ngày 14/7, nhóm công tố viên đặc biệt do ông Min Joong Ki đứng đầu đã tiến hành một loạt động thái trong khuôn khổ cuộc điều tra các cáo buộc liên quan đến cựu Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Air India kêu gọi không nên đưa ra kết luận vội vàng
20:58' - 14/07/2025
Báo cáo nội bộ của Air India nêu rõ báo cáo sơ bộ không phát hiện ra bất kỳ lỗi kỹ thuật hay lỗi bảo trì nào. Chiếc máy bay gặp nạn đã được tiến hành các hoạt động bảo trì cần thiết.
-
Kinh tế và pháp luật
Khám phá loạt tiện ích trên VNeID
19:36' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) tổ chức Lễ công bố các tiện ích trên VNeID và một số nội dung học liệu trên nền tảng bình dân học vụ số.
-
Kinh tế và pháp luật
Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh
18:37' - 14/07/2025
Theo UBND xã Trường Xuân, cuối tháng 6 vừa qua, xã ghi nhận nhiều hộ dân cố tình san gạt đất đai, xây dựng nhà tạm, lều quán trái phép trên đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố 29 bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An
18:07' - 14/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành bản cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An.