Kết nối 3 “Nhà” để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết: Thời gian qua, Bộ Chính trị đã ban hành các nghị quyết và kết luận có tính chất đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược, phát triển toàn diện, dài hạn của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ đứng trước yêu cầu mới cần đột phá để phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo, mà còn là trung tâm sáng tạo tri thức, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, cần được khuyến khích, gắn kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, đầu tư nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và thị trường. Doanh nghiệp không chỉ là nơi sử dụng lao động do nhà trường đào tạo ra, mà còn là nơi ứng dụng, triển khai, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, là đối tác quan trọng nhất của các trường.
“Hợp tác “3 Nhà” cũng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam xây dựng được các trung tâm đổi mới sáng tạo liên ngành, các cụm liên kết công nghiệp – học thuật và từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh. Đề cập đến phong trào “Bình dân học vụ số”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao 13 trường đại học, cao đẳng đã tích cực phối hợp với Bộ trong triển khai giai đoạn đầu của phong trào, góp phần tạo hiệu ứng tích cực và nền tảng ban đầu để lan tỏa sâu rộng hơn nữa trong toàn xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò trung tâm và dẫn dắt, không chỉ trong việc biên soạn tài liệu, phát triển học liệu trực tuyến, mà còn trong việc kết nối với doanh nghiệp, phát huy vai trò của sinh viên tình nguyện trong lan tỏa tri thức số đến cộng đồng. Trao đổi tại hội nghị, đại diện các cơ sở đào tạo đã kiến nghị nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành cần sớm ban hành hướng dẫn để sớm áp dụng các điểm ưu việt của Nghị quyết 57, Nghị quyết 193, Nghị quyết 68 vào thực tiễn, giải phóng các nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt là tháo gỡ các vướng mắc đan xen giữa các Luật, Nghị định và hướng dẫn thực thi các chính sách đột phá. Nhà nước ưu tiên có nguồn kinh phí để duy trì, vận hành các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất được đầu tư bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư theo dự án; cho phép các trường, viện thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm về R&D, thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ (startup/spinoff) từ nguồn xã hội hóa và chưa cho phép hình thức huy động vốn từ cộng đồng cho các dự án khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đại học Bách khoa Hà Nội kiến nghị Nhà nước cần chuyển dần vai trò từ "người cấp phát kinh phí" sang "người kiến tạo và hỗ trợ". Trong đó, cần thay đổi cơ chế tài chính, ban hành các chính sách khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp một cách mạnh mẽ cho các chi phí R&D mà doanh nghiệp "đặt hàng" tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ chế này sẽ khuyến khích doanh nghiệp chủ động tìm đến các cơ sở giáo dục đại học, hiệu quả hơn nhiều so với việc rót ngân sách trực tiếp.- Từ khóa :
- chuyển đổi số
- công nghệ số
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nghệ An: Sôi nổi thi đua “đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
15:07' - 13/06/2025
Thực hiện phong trào, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thi đua nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi mô hình quản lý, hoạt động theo hướng ứng dụng công nghệ số.
-
Công nghệ
Bình Định: Trang bị kỹ năng chuyển đổi số cho lãnh đạo sở, ngành
07:30' - 12/06/2025
Sáng 11/6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Trường Đại học Quy Nhơn tổ chức lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn.
-
Công nghệ
Ngày hội ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo dành cho doanh nghiệp
07:30' - 08/06/2025
Thạc sĩ Huỳnh Huy Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh cho rằng, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp doanh nghiệp, cải thiện khả năng cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33'
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.
-
Công nghệ
Baidu sẽ triển khai taxi tự lái trên nền tảng Uber
08:12' - 17/07/2025
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc Baidu và ứng dụng gọi xe Uber ngày 15/7 cho biết Baidu có kế hoạch ra mắt xe tự lái trên Uber tại châu Á và Trung Đông trong năm nay.
-
Công nghệ
Bảo vệ bản quyền trên không gian số
14:00' - 16/07/2025
Xuất bản số được đánh giá là “mỏ vàng” toàn cầu, mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp nội dung.
-
Công nghệ
Công nghệ số giúp vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp
07:30' - 16/07/2025
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai áp dụng chuyển đổi số như phương thức giúp chính quyền địa phương 2 cấp vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn.
-
Công nghệ
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
15:56' - 15/07/2025
Google sẽ kết hợp Chrome OS và Android thành một nền tảng duy nhất.
-
Công nghệ
“Sứ giả” thanh niên trên hành trình chuyển đổi số
08:31' - 15/07/2025
Trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ cập kiến thức và kỹ năng số càng trở nên cấp thiết.
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.
-
Công nghệ
Quản lý sử dụng tài nguyên đất đai bền vững trong kỷ nguyên số
07:30' - 14/07/2025
Việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, minh bạch, bền vững là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.