Bảo vệ bản quyền trên không gian số
Trong bối cảnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu, ngành xuất bản Việt Nam cũng buộc phải thay đổi để thích nghi và phát triển trên không gian số. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, các doanh nghiệp xuất bản của Việt Nam đang phải đổi mặt với tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường mạng.
Đó là sách giả, sách lậu được bán công khai, tràn lan, lên tới hàng chục nghìn bản. “Khi thử tự đặt mua, sách giả đến tay tôi được in chỉn chu như sách thật. Tôi thử đặt mua lần nữa… vẫn là sách giả. Xót xa vô cùng vì cuốn sách viết về gia đình mình, là danh dự và công sức của bản thân”, ông Hoàng Nam Tiến giãi bày.
Từ góc độ của nhà xuất bản, ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alpha Books cho biết, tác giả đau một thì những người làm xuất bản đau mười khi sách thật của Alpha Books được chụp, đưa lên mạng để quảng bá nhưng sách bán là giả. Đã có hai bạn trẻ từ Bắc Giang đến văn phòng Alpha Books để nhận quà trúng thưởng từ một chương trình khuyến mại trên mạng. Đó là chương trình do những người làm sách giả tổ chức bằng việc lấy hình ảnh thật, tạo ra hệ sinh thái lừa đảo từ sách, trang website cho tới các chương trình tặng quà. Vi phạm bản quyền sách giấy khó hơn vì cần nhiều kinh phí để in. Trong khi đó các sản phẩm nội dung số dễ lan tỏa khiến vi phạm bản quyền số trở thành vấn nạn vô cùng nan giải. Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Fonos cho biết, các đối tượng làm giả có thể dễ dàng làm website bán sách lậu, thậm chí dùng trí tuệ nhân tạo nhanh chóng xây dựng chiến lược quảng bá bài bản để phát tán sản phẩm trái phép. Theo thống kê của Alpha Books và Omega Plus, hàng trăm đầu sách ebook của hai nhà xuất bản này bị vi phạm bản quyền dưới hình thức sách điện tử đăng tải trên các trang mạng. Hầu hết những sản phẩm này không có bản quyền, chỉ là một file dạng hình ảnh, thiếu các tiện ích và thông tin, nếu có sai sót cũng không ai kiểm tra hay chịu trách nhiệm. Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định có ba vi phạm bản quyền sách phổ biến trên môi trường mạng. Đó là bán các sản phẩm sách in giả, sách lậu trên các nền tảng thương mại điện tử, các mạng xã hội; sử dụng website, ứng dụng cung cấp nội dung trực tuyến được cấp phép hoặc các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài, các mạng xã hội phổ biến... để cung cấp các sản phẩm sách số (đọc, nghe, nhìn); lợi dụng công nghệ số, nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra các tác phẩm phái sinh nhưng không thực hiện theo đúng quy định về quyền tác giả, quyền liên quan. * Bản quyền - nền tảng của xuất bản số Trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, xuất bản số là cơ hội lịch sử để thúc đẩy văn hóa đọc mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối tri thức toàn cầu. Năm 2024 thị trường xuất bản đạt khoảng 151 tỷ USD, trong đó ebook và audiobook chiếm tới 30% thị phần. Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành, Việt Nam hiện có hơn 50% nhà xuất bản tham gia lĩnh vực xuất bản điện tử với sự gia tăng đáng kể về số lượng sách điện tử, sách nói, đặc biệt là các loại sách tương tác đa phương tiện. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có khoảng 300.000 người dùng máy đọc sách, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%/năm. Những con số trên cho thấy dư địa phát triển rất lớn của lĩnh vực xuất bản số nhưng cùng là mảnh đất “màu mỡ” của các vi phạm bản quyền. Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) đánh giá vi phạm về bản quyền số ngày một nhiều, đa dạng và khó kiểm soát, có thể coi là vấn nạn hàng giả, hàng lậu online và rất khó định giá thiệt hại, quy trình giải quyết cũng lâu hơn. Tác giả và các đơn vị xuất bản Việt Nam dù đã chủ động triển khai một số giải pháp nhưng tính đồng bộ chưa cao nên kết quả thu được rất hạn chế. Đa số các vụ việc chỉ có thể xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe khiến hành vi vi phạm tiếp diễn và không bị ngăn chặn triệt để. Nhấn mạnh bản quyền là bảo vệ sự phát triển, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng không bảo vệ được bản quyền thì mọi nỗ lực phát triển đều vô nghĩa. Hành lang pháp lý về bản quyền phải được nghiên cứu và xây dựng chi tiết. Để làm được điều đó cần sự đồng hành của toàn xã hội, trước hết là sự chủ động của chính chủ thể quyền. Bà Phạm Thị Kim Oanh cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 và Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường số. Tác giả, chủ sở hữu được toàn quyền quyết định việc cho phép hay không cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của mình, ngoại trừ những trường hợp đã được pháp luật quy định là giới hạn hoặc ngoại lệ. Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ; một số nội dung liên quan cũng được đề cập tại khoản 3 các Điều 29, 30, 31 của Luật chỉ rõ các trường hợp được phép sử dụng tác phẩm mà không cần xin phép hoặc trả tiền bản quyền (sử dụng để nghiên cứu, mục đích giáo dục phi lợi nhuận, trích dẫn hợp lý, hay thông tin báo chí). Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định rất rõ chủ thể có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian phải tạm dừng ngay lập tức việc lưu hành sản phẩm vi phạm và cung cấp bằng chứng đầy đủ. Với vai trò của cơ quan quản lý bản quyền, theo bà Phạm Thị Kim Oanh, Việt Nam đã tham gia 8/9 điều ước đa phương về bản quyền. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cũng đang tổ chức nhiều phiên thảo luận để tìm kiếm giải pháp hài hòa giữa quyền của tác giả và nhu cầu phát triển công nghệ.- Từ khóa :
- chuyển đổi số
- công nghệ số
Tin liên quan
-
Công nghệ
“Sứ giả” thanh niên trên hành trình chuyển đổi số
08:31' - 15/07/2025
Trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ cập kiến thức và kỹ năng số càng trở nên cấp thiết.
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30' - 12/07/2025
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Phát huy vai trò của sinh viên trong chuyển đổi số và phát triển đất nước
07:30' - 07/07/2025
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 4, khóa XI đã diễn ra từ 3-4/7 tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Dấu mốc mới trong hành trình chuyển đổi năng lượng của quốc gia Đông Nam Á
15:20'
Malaysia đã có dấu mốc trong nỗ lực chuyển đổi năng lượng sạch khi ra mắt HyPEReactor – máy phát điện bằng hydro đầu tiên (solid-state hydrogen reactor) tại khu định cư ở Pos Tibang, bang Perak.
-
Công nghệ
Cà Mau: Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã
13:30'
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau ước tính hiện có khoảng gần 40% hợp tác xã đảm bảo điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cấu hình phù hợp để áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu.
-
Công nghệ
Ươm mầm khởi nghiệp thời số hóa tại Đà Nẵng
12:53'
Sáng 19/7, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) tổ chức Lễ khai giảng Chương trình Ươm tạo Tương tác FINC+ 2025; Chương trình được chủ trì và tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.
-
Công nghệ
Phong trào “Bình dân học vụ số” lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên
07:30'
Tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Mường Thanh (tỉnh Điện Biên), các bạn đoàn viên, thanh niên và đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn người dân tích hợp các chức năng trên ứng dụng VNeID.
-
Công nghệ
GM không đứng ngoài cuộc trong kỷ nguyên AI
14:10' - 18/07/2025
Công ty sản xuất ô tô General Motors (GM) hợp tác với doanh nghiệp tái chế pin và sản xuất vật liệu pin Redwood Materials để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33' - 18/07/2025
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.
-
Công nghệ
Baidu sẽ triển khai taxi tự lái trên nền tảng Uber
08:12' - 17/07/2025
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc Baidu và ứng dụng gọi xe Uber ngày 15/7 cho biết Baidu có kế hoạch ra mắt xe tự lái trên Uber tại châu Á và Trung Đông trong năm nay.
-
Công nghệ
Công nghệ số giúp vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp
07:30' - 16/07/2025
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai áp dụng chuyển đổi số như phương thức giúp chính quyền địa phương 2 cấp vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn.