Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo "Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nam Á" do Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương và Trung tâm Hội nhập Quốc tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức, chiều 26/6.
Bà Lê Thị Mai Anh, Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương thông tin, khu vực Nam Á gồm 8 quốc gia là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Maldives, Sri Lanka, và Afghanistan có tổng dân số hơn 1,8 tỷ người, chiếm gần 1/4 dân số toàn cầu; trong đó, 4 thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Khu vực này có nhu cầu thương mại hàng hoá rất lớn và không yêu cầu chất lượng sản phẩm quá khắt khe như các thị trường truyền thống khác của Việt Nam.
Theo bà Lê Thị Mai Anh, với dân số đông, mức sống ngày càng cao, các nước Nam Á hiện nhập khẩu khá nhiều nhóm mặt hàng khác nhau, từ hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp đến các loại linh kiện điện tử, nguyên vật liệu xây dựng,… Đáng chú ý, các quốc gia trong khu vực này đang có xu hướng tìm kiếm nguồn cung từ Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.Đặc biệt, Ấn Độ với dân số 1,46 tỷ người là quốc gia đông dân nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu đóng vai trò cửa ngõ giao thương của khu vực Nam Á với thế giới và ngược lại. Do đó, việc tiếp cận Ấn Độ có thể mở ra cơ hội tiếp cận các quốc gia khác trong khu vực.
Dư địa phát triển lớn nhưng thị trường Nam Á cũng tồn tại nhiều thách thức đối với doanh nghiệp mới tiếp cận. Theo đó, với mức thu nhập trung bình khá thấp, thị trường này khá nhạy cảm về giá, ưu tiên hàng hoá giá rẻ khiến sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng rất khốc liệt. Chính sách thương mại thay đổi đột ngột và xu hướng bảo hộ gia tăng thông qua các quy định mang tính thủ tục, kỹ thuật là những yếu tố mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào Nam Á cần tìm hiểu trước. “Để tiếp cận hiệu quả thị trường Nam Á, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt tốt nhu cầu của đối tác. Với năng lực sản xuất hàng hoá của Việt Nam, doanh nghiệp có thể tập trung vào xu hướng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu và giới trẻ; tích cực tham gia các hội chợ thương mại để tiếp xúc đối tác, khách hàng tiềm năng. Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tận dụng các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Ấn Độ như Amazon India, Flipkart, Daraz để phát triển thị trường đến người tiêu dùng trực tiếp...”, bà Lê Thị Mai Anh đề xuất.- Từ khóa :
- doanh nghiệp xuất khẩu
- doanh nghiệp việt
- nam á
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc
18:51' - 26/06/2025
Chiều 26/6, tại thành phố Thượng Hải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Thái Bình Dương và Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Việt chuyển mình từ cạnh tranh sang cộng sinh
15:38' - 26/06/2025
Hiệu ứng mạng lưới trong kinh doanh cho thấy, giá trị của một mạng lưới tăng lên theo cấp số nhân khi số lượng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ và mức độ tương tác trong mạng lưới đó gia tăng.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42'
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38'
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.