Doanh nghiệp Việt chuyển mình từ cạnh tranh sang cộng sinh
Trong một thế giới đầy biến động và bất định, nơi những nguy cơ về dịch bệnh, biến đổi khí hậu hay xung đột địa chính trị có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khái niệm cạnh tranh đơn thuần dường như đã lùi vào quá khứ.
Một triết lý mới đang định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt có tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đó là kết nối và hợp tác.
Một doanh nghiệp đơn độc, dù mạnh mẽ đến đâu, cũng khó lòng trụ vững và bứt phá bằng một tập thể biết cùng nhìn về một hướng, cùng sẻ chia và kiến tạo tương lai bền vững.
* Từ cơ hội giao thương đến nền tảng niềm tin Kết nối, trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đã vượt xa khỏi việc trao đổi danh thiếp tại một sự kiện. Nó là nghệ thuật xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, nơi các chủ doanh nghiệp dành thời gian để tìm hiểu, thấu hiểu lẫn nhau, không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn về tầm nhìn, giá trị cốt lõi. Hiệu ứng mạng lưới trong kinh doanh cho thấy, giá trị của một mạng lưới tăng lên theo cấp số nhân khi số lượng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ và mức độ tương tác trong mạng lưới đó gia tăng. Theo ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch Công ty cổ phần Đào tạo Mikedu S, kết nối không diễn ra ngẫu hứng mà theo một cấu trúc chặt chẽ, được thiết kế để tối đa hóa cơ hội và thúc đẩy các mối quan hệ chất lượng. Triết lý cho là nhận được xem là kim chỉ nam. Thay vì chỉ tìm kiếm lợi ích, các doanh nghiệp được khuyến khích dành thời gian tìm hiểu và trao cơ hội kinh doanh cho người khác. Chính từ hành động cho đi này mà niềm tin được kiến tạo và những cơ hội kinh doanh chất lượng sẽ tự động tìm đến."Trước khi tham gia tổ chức Kết nối kinh doanh quốc tế, việc tìm kiếm khách hàng mới của Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải vàng (Goldtrans) chủ yếu dựa vào quảng cáo truyền thống và các mối quan hệ xã hội rời rạc. Chi phí marketing rất lớn và thời gian để khách hàng tin tưởng và ký hợp đồng thường kéo dài", Giám đốc Goldtrans Nguyễn Thị Hoa chia sẻ.
Chỉ sau khi có kết nối trong cộng đồng các chủ doanh nghiệp thuộc tổ chức Kết nối kinh doanh quốc tế, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Khách hàng đến từ các nguồn cơ hội kinh doanh có sẵn với niềm tin nhất định và lời giới thiệu bởi một doanh nghiệp là thành viên mà họ tin tưởng. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn rút ngắn đáng kể chu kỳ bán hàng. Việc còn lại chỉ là tập trung vào chăm sóc và phục vụ tốt nhất để giữ chân khách hàng.Khi các doanh nghiệp đã có được nền tảng kết nối và niềm tin vững chắc, khái niệm hợp tác trở thành một bước tiến tất yếu. Hợp tác không đơn thuần là một giao dịch, mà là quá trình các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm; thậm chí là cả rủi ro, để đạt được mục tiêu chung, điều mà một mình họ khó có thể đạt được. Đó có thể là liên minh chiến lược để khai thác thị trường mới, để cùng phát triển sản phẩm, hay chia sẻ kênh phân phối nhằm tối ưu chi phí.* Hợp tác giúp các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảngGiai đoạn COVID-19, khi đại dịch ập đến, nhiều doanh nghiệp đơn độc rơi vào trạng thái hoang mang, thậm chí phải đóng cửa. Tuy nhiên, trong các cộng đồng có sự kết nối và hợp tác chặt chẽ, nhiều câu chuyện thần kỳ đã xuất hiện."Chuỗi nhà hàng của tôi đối mặt với một cơn ác mộng thực sự khi lệnh giãn cách xã hội kéo dài. Doanh thu giảm gần như về 0, trong khi chi phí vận hành, lương nhân viên vẫn đè nặng", bà Đỗ Thị Phương, CEO Chuỗi Quán Huế tại Hà Nội và Hưng Yên chia sẻ. Chính nhờ có cộng đồng của Tổ chức Kết nối kinh doanh quốc tế, đã giúp doanh nghiệp này vượt qua giai đoạn thách thức nhất. Có đồng đội là doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đồng ý giãn công nợ, lại có đồng đội khác là chuyên gia công nghệ đã hỗ trợ xây dựng hệ thống đặt hàng online trong thời gian gấp nhưng đạt kết quả doanh thu kỷ lục. Thậm chí, có những chủ doanh nghiệp khác sẵn sàng mua voucher ăn uống trả trước để hỗ trợ dòng tiền cho Quán Huế. Tác động của chiến tranh, xung đột tài chính và khủng hoảng địa chính trị toàn cầu trong những năm gần đây cũng kéo theo nhiều hệ lụy đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng vọt, dòng tiền bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá, những doanh nghiệp có liên kết tốt đã cho thấy khả năng chống chịu đáng kinh ngạc. "Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội - ngoại thất của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nam Việt Furniture cũng bị rơi vào cảnh 'tiến thoái lưỡng nan' khi một số thị trường truyền thống đóng cửa và nguồn hàng bị tắc nghẽn do xung đột địa chính trị," ông Nguyễn Hoàng Phước, Giám đốc công ty chia sẻ. Nhờ vào các mối quan hệ, công ty đã nhanh chóng tìm được các nhà cung cấp thay thế ở những thị trường khác; thậm chí còn hợp tác với một doanh nghiệp khác để chia sẻ chi phí vận chuyển container, giảm thiểu rủi ro. Những thông tin thị trường được chia sẻ minh bạch trong nhóm cũng giúp công ty đưa ra những quyết định kịp thời để thích ứng với thời cuộc. Những câu chuyện trên không phải là cá biệt. Cũng nhờ việc kết nối và hợp tác, các doanh nghiệp đã có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong mạng lưới; qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp liên tục đổi mới, cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng phục vụ. Điều tuyệt vời nhất là thông qua kết nối và hợp tác, đã giúp tổ chức Kết nối kinh doanh quốc tế xây dựng được đội ngũ tư vấn đa ngành. Tại cộng đồng kết nối, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các chuyên gia về pháp lý, tài chính, marketing, công nghệ... ngay trong "hệ sinh thái" của mình, với sự tin tưởng cao. "Từ góc độ quản lý hệ thống, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp tham gia và không tham gia mạng lưới kết nối có tổ chức. Những doanh nghiệp nào có kết nối tốt thường có tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, khả năng chống chịu khủng hoảng tốt hơn và đặc biệt là chủ doanh nghiệp luôn có một tinh thần lạc quan, tự tin hơn rất nhiều", ông Đoàn Quang Thắng, Giám đốc cấp cao vùng Hà Nội 06, Tổ chức Kết nối kinh doanh quốc tế tại Việt Nam phân tích. "Họ không chỉ tìm thấy cơ hội kinh doanh mà còn tìm thấy một 'gia đình' doanh nghiệp, nơi có thể chia sẻ những khó khăn, học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển bền vững". Có thể thấy, trong kỷ nguyên mới, khi thế giới ngày càng phẳng hơn và sự biến động là điều hiển nhiên thì việc doanh nghiệp đơn độc "tự bơi" sẽ là một lựa chọn đầy rủi ro. Kết nối và hợp tác không chỉ là một chiến lược kinh doanh thông minh mà còn là một triết lý phát triển bền vững, nơi sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vượt lên mọi thách thức.- Từ khóa :
- kinh doanh
- kết nối
- BNI
- hợp tác
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
UOB: Doanh nghiệp Việt vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh
13:14' - 25/06/2025
Dù môi trường kinh doanh còn nhiều biến động, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới;trong đó 46% cho biết sẽ đẩy nhanh kế hoạch mở rộng ra thị trường nước ngoài.
-
Tài chính
Kỳ vọng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh
10:58' - 25/06/2025
Các dự án xanh, tuần hoàn sẽ được hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ, trong đó có chính sách ưu đãi lãi suất 2%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc vào vị trí ứng trực, bảo vệ hành lang lưới điện
21:14' - 21/07/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
-
Chuyển động DN
EVNFinance công bố Báo cáo tài chính bán niên 2025
14:56' - 21/07/2025
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – MCK: EVF) vừa công bố Báo cáo tài chính bán niên 2025 với những con số nổi bật, khẳng định vị thế và hiệu quả hoạt động vượt trội.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không Alaska Airlines tạm dừng khai thác toàn bộ các chuyến bay
14:48' - 21/07/2025
Ngày 20/7, hãng hàng không Alaska Airlines của Mỹ đã yêu cầu tạm dừng tất cả chuyến bay, sau khi xảy ra “sự cố công nghệ thông tin” ảnh hưởng đến hệ thống của hãng.
-
Chuyển động DN
Vinachem: Kiên định mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong giai đoạn tới
19:20' - 19/07/2025
Vinachem đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm 2025 đạt thêm 28.326 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 28.146 tỷ đồng doanh thu và 997 tỷ đồng lợi nhuận.
-
Chuyển động DN
ABAC III: “Cầu nối – Doanh nghiệp – Vươn xa”
10:13' - 19/07/2025
ABAC III và Hội nghị xúc tiến đầu tư 2025 tại Hải Phòng đánh dấu bước ngoặt chiến lược, thu hút dòng vốn chất lượng cao, cũng như khẳng định năng lực tổ chức, tầm nhìn phát triển.
-
Chuyển động DN
WinMart liên tiếp ra mắt mô hình siêu thị mới tại Hà Nội và Đà Nẵng
15:09' - 18/07/2025
Với mục tiêu phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trải nghiệm bán lẻ hiện đại, tháng 7/2025, WinMart liên tiếp ra mắt hai siêu thị mô hình mới tại Hà Nội và Đà Nẵng theo định hướng đa trải nghiệm.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn bánh lớn nhất thế giới đầu tư 2 tỷ USD vào Mexico
09:49' - 18/07/2025
Tập đoàn sản xuất bánh lớn nhất thế giới Grupo Bimbo vừa công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD tại Mexico giai đoạn 2025 - 2028 nhằm nâng cấp 30 nhà máy ở 7 bang của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này.
-
Chuyển động DN
AI Perplexity huy động thêm vốn cho cuộc đấu trí tuệ nhân tạo
09:47' - 18/07/2025
Perplexity AI Inc. - công ty sở hữu công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cạnh tranh với Google đã huy động thêm vốn trong một thỏa thuận định giá công ty khởi nghiệp này ở mức 18 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Central Retail Việt Nam được vinh danh Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
15:24' - 17/07/2025
Tại Lễ vinh danh “Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức, Central Retail Việt Nam đã được gọi tên ở hạng mục “Hoạt động CSR nổi bật”.