Cân nhắc việc đặt Trung tâm tài chính quốc tế ở hai thành phố khác nhau
Chiều 12/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thống nhất cao với việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là bước đi quan trọng để nâng cao vị thế tài chính quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các đại biểu đề xuất cân nhắc việc đặt trung tâm ở hai thành phố khác nhau; dựa trên yếu tố địa lý và định hướng phát triển vùng để lựa chọn địa điểm cũng như tính toán chi phí đầu tư phù hợp.
* Cân nhắc việc đặt trung tâm ở hai thành phố khác nhauThảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng, việc thành lập một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là điều kiện rất cần thiết để giúp Việt Nam có thể "cất cánh" cùng sự phát triển của tài chính quốc tế. Hiện nay, các nhà đầu tư tài chính và chuyên gia tin rằng, với tốc độ phát triển kinh tế và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng xây dựng một trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và tài chính quốc tế.
"Việc lựa chọn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý với điều kiện hiện có. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng là một phương án đáng cân nhắc, góp phần giảm áp lực hạ tầng cho 2 đô thị lớn", đại biểu Nguyễn Quang Huân nêu. Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho biết, theo các chuyên gia, để xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, cần đáp ứng 5 điều kiện cốt lõi là hạ tầng đồng bộ (về tài chính, công nghệ, xã hội...); hệ sinh thái tài chính đầy đủ (sàn giao dịch, ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm, công ty fintech, công nghệ cao, trung tâm dữ liệu tài chính, trung tâm lưu trữ big data, trí tuệ nhân tạo, các cơ quan giám sát và dự báo tài chính quốc gia...); khung pháp lý đặc thù (có luật và nghị quyết riêng, cơ chế ưu đãi, sandbox thử nghiệm, chính sách thuế linh hoạt và cơ chế tự do hóa tài khoản vốn...); nguồn nhân lực chất lượng cao (thu hút chuyên gia quốc tế, chuẩn hóa đào tạo theo các chứng chỉ như CFA, ACCA, đồng thời đảm bảo trình độ tiếng Anh chuyên ngành tài chính), phát triển bền vững (tài chính xanh, công trình xanh, ESG, sàn giao dịch tín chỉ carbon...). Sau khi phân tích 5 yếu tố trên, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng: "Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về cơ sở hạ tầng hiện có nên có thể triển khai nhanh. Nhưng nếu muốn phát triển đồng bộ và cân bằng vùng miền, Đà Nẵng có thể là lựa chọn chiến lược để hình thành một trung tâm mới từ đầu, theo tiêu chuẩn quốc tế ngay từ khâu quy hoạch". Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, cần "hết sức cân nhắc" việc đặt trung tâm ở hai thành phố khác nhau bởi sẽ phải đầu tư xây dựng hạ tầng song song ở cả hai nơi, trong khi diện tích và nguồn lực của Việt Nam có giới hạn.“Trong khi đó, việc chia sẻ hệ sinh thái tài chính giữa hai địa phương cũng không dễ dàng”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nêu; đồng thời đề nghị tính toán kỹ về khả năng liên kết với các trung tâm tài chính quốc tế, cân nhắc yếu tố địa lý và định hướng phát triển vùng; từ đó có thể lựa chọn địa điểm cũng như tính toán chi phí đầu tư phù hợp.* “Đây không phải là sân chơi có thể “thử rồi sai”Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nhấn mạnh, Nghị quyết này chỉ mang tính chất khung, còn công việc cụ thể và quan trọng hơn sẽ nằm ở vai trò của Chính phủ.
Về việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng, đây là "cuộc chơi" dành nhà giàu, người có tiềm lực tài chính mạnh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là hệ sinh thái tài chính phải đồng bộ, cụ thể và rõ ràng. Hạ tầng pháp lý phải minh bạch, đáng tin cậy thì mới thu hút được các chuyên gia. "Đây là một "sân chơi mở", họ có thể đến và cũng có thể rời đi bất cứ lúc nào. Còn chúng ta, phải đầu tư ngay từ đầu. Điều đó đòi hỏi phải hết sức thận trọng", đại biểu Nguyễn Văn Thân nói. Bày tỏ băn khoăn về việc lập trung tâm tài chính tại 2 thành phố trong bối cảnh điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực và các yếu tố kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng, trên thế giới cũng có rất nhiều trung tâm tài chính ra đời rồi thất bại, do đó, việc đầu tư dàn trải là rất rủi ro. Nên bắt đầu từ một địa điểm, làm thật tốt, nếu thành công, sau đó mở rộng cũng chưa muộn. Còn nếu triển khai mà không có nhà đầu tư tham gia thì hậu quả sẽ rất lớn. “Đây không phải là một sân chơi mà chúng ta có thể “thử rồi sai”.Nếu gọi đây là mô hình thử nghiệm thì sẽ không tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, trong Nghị quyết, không nên đưa khái niệm “thử nghiệm” vào”, đại biểu Nguyễn Văn Thân đề xuất.
* Cần hạ tầng số vững chắc và khả năng phòng thủ an ninh mạng kiên cố
Dẫn chứng mỗi trung tâm tài chính trên thế giới đều có một số thế mạnh riêng như Singapore mạnh về quản lý tài sản, London mạnh về trung tâm giao dịch ngoại hối, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) cho biết, ngay cả trong một quốc gia như Trung Quốc, nơi có 2 trung tâm tài chính quốc tế nhưng cũng có định hướng khác nhau. Hong Kong là nơi có tự do tài chính rất cao, định hướng quốc tế, mạnh về quản lý tài sản, thị trường vốn quốc tế; Thượng Hải thì mạnh về thị trường nội địa, công nghệ tài chính, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Từ đó, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét phát triển trung tâm tài chính quốc tế dựa trên các trụ cột ưu thế như trung tâm tài chính kết nối chuyển đổi số và tài chính xanh Đông Nam Á, dịch vụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs và chuỗi cung ứng toàn cầu và định hướng trở thành bệ phóng cho đổi mới sáng tạo tài chính Fintech Hub. “Cần chú trọng, có cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng số hiện đại và an ninh mạng. Việc có một hạ tầng số vững chắc và khả năng phòng thủ an ninh mạng kiên cố là 'nền tảng sống còn' cho một trung tâm tài chính hiện đại”, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nói. Theo báo cáo của Cục Viễn thông, tính đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dùng Internet đã đạt khoảng 78,6% dân số (khoảng 78,6 triệu người), với tốc độ băng thông rộng cố định trung bình đạt trên 100 Mbps. Tuy nhiên, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho rằng, so với các trung tâm tài chính hàng đầu khu vực như Singapore (trung bình 286 Mbps) hay Hàn Quốc (trung bình 267 Mbps), Việt Nam vẫn cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào hạ tầng cáp quang và mạng 5G để đạt được tốc độ và độ ổn định cần thiết cho các giao dịch tài chính phức tạp và khối lượng lớn. Theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, với tiềm năng phát triển Fintech tại Việt Nam, cần xây dựng khung pháp lý "sandbox" cho phép các công ty Fintech thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới mà không bị ràng buộc bởi các quy định hiện hành một cách quá cứng nhắc. Một số quốc gia đã triển khai thành công mô hình này như Singapore, Anh. "Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech, nhưng cần đẩy nhanh và mở rộng hơn nữa. Đồng thời, cần nghiên cứu thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên biệt cho Fintech và các vườn ươm để hỗ trợ các startup từ giai đoạn ý tưởng đến thương mại hóa", đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề xuất.Nguồn: http://baotintuc.vn/chinh-tri/can-nhac-viec-dat-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-o-hai-thanh-pho-khac-nhau-20250612172954517.htmTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm tài chính quốc tế: Bắt đầu từ thể chế đột phá
18:10' - 11/06/2025
Ngày 11/6, Quốc hội đã nghe trình bày tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phải có cơ chế vượt trội cho Trung tâm tài chính quốc tế
15:06' - 11/06/2025
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và khẳng định vai trò quốc gia trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xây dựng hành lang pháp lý đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế
11:54' - 29/05/2025
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ xây dựng một hành lang pháp lý mang tính đột phá; đồng thời, tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế đối với Trung tâm tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước phải hoàn thành trước ngày 15/8
12:53'
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương quyết tâm cao, nỗ lực lớn để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc tổ chức Triển lãm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong quý IV/2025
12:17'
Việc khởi công đồng thời hai tuyến đường sắt đô thị lớn trong quý IV/2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Những “trụ cột” để kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng
09:45'
Đối với phát triển kinh tế, Khánh Hòa hiện nay đứng trước những lợi thế chưa từng có, là cơ hội để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, năng lượng, phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm Việt Nam gắn bó trách nhiệm, cùng ASEAN phát triển tự cường và gắn kết
09:31'
Cách đây tròn 3 thập kỷ, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong ASEAN
08:31'
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất ASEAN, có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49' - 24/07/2025
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.