Phải có cơ chế vượt trội cho Trung tâm tài chính quốc tế
Sáng 11/6, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhiều đại biểu nhận định, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và hợp lý, phù hợp với tiến trình phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Cần hệ thống luật pháp bảo đảm an toàn, minh bạch
Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương), Trung tâm tài chính này là sản phẩm của kinh tế thị trường, không phải sản phẩm kinh tế kế hoạch, kinh tế bao cấp. Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đang vướng, khó về cơ chế tài chính, vì chúng ta không có thị trường tài chính. Tạo lập được một thị trường tài chính không chỉ đơn giản là câu chuyện thu hút vốn của các nhà đầu tư, nhà tài chính nước ngoài, mà còn tạo cơ chế để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dòng vốn quốc tế thuận lợi hơn. “Tôi nghĩ nó sẽ là một cú huých, tạo điều kiện rất thuận lợi để kinh tế Việt Nam phát triển”, ông Huân nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu tỉnh Bình Dương, các thị trường tài chính rất khắt khe về hoạt động. Chúng ta không thể giữ chân các nhà tài chính bằng các tòa lâu đài, hay các đảo, các biển, các cảnh đẹp. “Tôi nghĩ nếu chúng ta làm trung tâm tài chính thì cũng phải theo luật chơi quốc tế, nhưng luật chơi quốc tế như thế nào để không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam thì đó là vấn đề khó”, đại biểu nêu quan điểm.
Góp ý cụ thể vào dự thảo nghị quyết, ông cho rằng chúng ta liệt kê rất chi tiết các sản phẩm, dịch vụ cung cấp của Trung tâm tài chính như tín chỉ xanh, ngân hàng, quỹ tín dụng… nhưng đây là những sản phẩm đang nhìn thấy, còn có những sản phẩm chưa nhìn thấy, nhất là trong thời đại phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo, sau này sẽ có những sản phẩm như trao đổi về sản phẩm công nghệ sinh học và công nghệ lượng tử... Hai phần này đang phát triển rất mạnh nhưng chưa được thương mại hóa. Đây sẽ là nguồn thu hút tài chính đầu tư rất lớn, lúc đó không phải chỉ dừng ở trí tuệ nhân tạo, và trí tuệ nhân tạo sẽ không phát triển được nếu không phát triển được công nghệ lượng tử và công nghệ sinh học.
Theo ông, nếu quy định chặt, kỹ về các sản phẩm này thì khi có sản phẩm, dịch vụ mới sẽ lại vướng. Khoản 10 Điều 3 có quy định mở là “các dịch vụ khác do Chính phủ quy định”, có thể dẫn đến cách hiểu có những sản phẩm hiện nay đã có nhưng sẽ do Chính phủ quy định, làm cho nhà đầu tư, tài chính quốc tế e ngại. Để tránh hiểu lầm, ông đề nghị sửa câu trên thành “các dịch vụ tài chính khác do Chính phủ bổ sung từng thời kỳ này”. Quốc hội sẽ giao bổ sung danh sách về những sản phẩm được hoạt động trong thị trường tài chính, nhưng khi có phát sinh thì Chính phủ bổ sung và không cần xin ý kiến của Quốc hội. Như thế sẽ rõ ràng và các nhà đầu tư tài chính yên tâm hơn.
Đại biểu này cũng đề xuất giao Chính phủ xây dựng bộ quy tắc ứng xử để làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu quả, minh bạch, liêm chính, để các thành viên theo một cách rõ ràng.
Nhận định việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam “đã đến độ chín” và cần sớm ban hành nghị quyết, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho hay, Việt Nam hiện có trung tâm tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, tuy nhiên, Trung tâm tài chính của Thành phố hiện chỉ mang tính chất mới nổi, mới phát triển. Để trở thành Trung tâm tài chính quốc tế cần nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là niềm tin.
“Để có được niềm tin, chúng ta cần hệ thống luật pháp bảo đảm an toàn, minh bạch, có hệ thống ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị, có hệ sinh thái về hoạt động tài chính”, ông Ngân phân tích.
Định hướng phát triển của 2 Trung tâm tài chính không xung đột nhau
“Nhu cầu rất lớn, nếu không làm thì chúng ta mất cơ hội, nhưng làm mà không vượt trội thì không thu hút được nhà đầu tư, không cạnh tranh được với các Trung tâm tài chính bên cạnh như Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Dubai… Vì vậy chúng ta phải có cơ chế vượt trội như quan điểm của Bộ Chính trị”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại thảo luận tổ.
Lý giải việc Bộ Chính trị kết luận 2 Trung tâm tài chính nhưng bây giờ chỉ có 1 Trung tâm tài chính, đặt tại 2 nơi, Phó Thủ tướng cho biết, ban đầu chúng ta quyết định thành lập 2 Trung tâm tài chính nhưng như vậy dễ dẫn đến việc như các chuyên gia khuyến cáo rằng hai trung tâm non trẻ ra đời đồng thời sẽ cạnh tranh nhau, "giành giật" nhà đầu tư của nhau, làm suy yếu nhau. Cho nên Chính phủ báo cáo lại Bộ Chính trị, Bộ Chính trị đồng ý có 1 trung tâm đặt ở hai nơi và định hướng phát triển của hai nơi này là khác nhau; ở Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm tài chính toàn phần như các Trung tâm tài chính trên thế giới, còn Đà Nẵng chỉ tập trung vào tài chính xanh, tài chính số…
“Như vậy, định hướng phát triển của 2 Trung tâm tài chính này là không xung đột nhau”, Phó Thủ tướng khẳng định; cho biết, trước mắt đặt ở hai nơi nhưng có điều phối của Ban Chỉ đạo của Chính phủ để xác định các định hướng hoạt động, “để làm sao không dẫm chân lên nhau, không xung đột nhau”. Các chuyên gia quốc tế đánh giá đây là một quyết định sáng suốt, táo bạo của chúng ta.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, theo Phó Thủ tướng, đứng từ góc độ Trung tâm trọng tài hiện có của Việt Nam, rất cần có chính sách để Trung tâm trọng tài vào Trung tâm tài chính để hoạt động. Nhưng có hai câu hỏi đặt ra, liệu các nhà đầu tư quốc tế có tin để lựa chọn trọng tài của chúng ta hay không? Năng lực của các Trung tâm trọng tài có đủ để giải quyết những câu chuyện của Trung tâm tài chính hay không? Nếu chúng ta không giải quyết được những vấn đề này thì nhà đầu tư không tin tưởng.
“Trung tâm tài chính cho phép các nhà đầu tư lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp, nếu họ tin các Trung tâm trọng tài của Việt Nam hiện hành, theo luật Việt Nam thì có thể lựa chọn để giải quyết xung đột này. Nhưng người ta không tin thì chúng ta phải hình thành một Trung tâm trọng tài ở Trung tâm tài chính và Trung tâm trọng tài này được phép sử dụng Common law - là luật mà tất cả các Trung tâm tài chính đang vận hành”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu lời giải.
Cho biết, có người nói sao không sử dụng tòa Đà Nẵng, tòa Thành phố Hồ Chí Minh để xử lý tranh chấp, Phó Thủ tướng thẳng thắn, chúng ta không đủ sức để xử lý câu chuyện này trong ngắn hạn. Cho nên cho phép các định chế tài chính và nhà đầu tư lựa chọn các phương án ở tòa án Đà Nẵng, tòa án trong Trung tâm tài chính cũng được, tòa án Hồng Kông, Singapore cũng được. “Đây là việc dân sự cốt ở đôi bên, các định chế tài chính có thể lựa chọn Singapore hay London xử, phải cho phép lựa chọn như thế người ta mới đủ tin. Không thể bắt buộc họ phải lựa chọn tòa Việt Nam, pháp luật Việt Nam. Nếu vậy tính hấp dẫn không còn”.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, “việc này chỉ có ở các hoạt động thương mại trong Trung tâm tài chính, còn giết người, đánh nhau, gây rối vẫn phải xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xây dựng hành lang pháp lý đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế
11:54' - 29/05/2025
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ xây dựng một hành lang pháp lý mang tính đột phá; đồng thời, tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế đối với Trung tâm tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, hấp dẫn
14:27' - 20/05/2025
Sáng 20/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị nguồn lực, cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
16:39' - 14/05/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49' - 24/07/2025
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17' - 24/07/2025
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45' - 24/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Động lực mới ở Khánh Hòa
18:14' - 24/07/2025
Tỉnh Khánh Hòa xác định cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục là lực lượng tiên phong, đồng hành cùng địa phương trên hành trình hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Không để người dân nào bị đói, khát, cô lập trong lũ lụt
17:11' - 24/07/2025
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Hàng dồi dào nhưng chợ vắng khách
15:58' - 24/07/2025
Thời tiết bất thương, tại thị trường TP. Hồ Chí Minh nghịch lý đang diễn ra: hàng hóa đầy ắp kệ, người mua ngày càng thưa vắng, sức tiêu thụ sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
15:52' - 24/07/2025
Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai.