Trung tâm tài chính quốc tế: Bắt đầu từ thể chế đột phá
Dự thảo Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý đột phá, thu hút nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới và nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ tài chính toàn cầu. Các đại biểu Quốc hội đã có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là chủ trương đúng đắn, nhận được sự quan tâm lớn từ Bộ Chính trị và Chính phủ. TP. Hồ Chí Minh hiện đã được xếp hạng trong danh sách các trung tâm tài chính toàn cầu, tuy thứ hạng chưa cao, nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn.
Ông Ngân nhấn mạnh muốn phát triển Trung tâm tài chính quốc tế, cần hội tụ đủ 5 trụ cột quan trọng gồm thể chế và môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh, hội nhập quốc tế; hạ tầng kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động tài chính tốc độ cao; nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; hệ thống định chế tài chính đầy đủ và năng động; và thương hiệu uy tín của quốc gia và thành phố.
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh đang đầu tư mạnh vào đổi mới sáng tạo, với hơn 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện hình thành sàn gọi vốn và thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm. Mục tiêu lớn nhất của Trung tâm tài chính quốc tế là huy động vốn toàn cầu phục vụ phát triển đất nước, như phát hành trái phiếu để đầu tư vào hạ tầng lớn. Ông Trần Hoàng Ngân khẳng định Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng không chỉ phục vụ riêng hai thành phố mà còn là nơi huy động vốn cho toàn quốc. Các địa phương khác hoàn toàn có thể tham gia và tận dụng cơ hội này. Tuy nhiên, quá trình triển khai sẽ gặp những thách thức lớn như đồng tiền Việt Nam chưa có tính chuyển đổi cao, chưa tự do hóa tài khoản vốn, và cần có khung pháp lý rõ ràng trong quản lý ngoại hối.Một yếu tố then chốt nữa là đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư quốc tế thông qua cơ chế trọng tài minh bạch, thậm chí áp dụng thông luật quốc tế. Khi thể chế rõ ràng, minh bạch và đáng tin cậy, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu vào trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai), các chính sách cụ thể, thiết kế thể chế và quyết định đi kèm cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện cho trung tâm này thành công. Tuy nhiên, đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng có một vấn đề cần làm rõ là việc trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam có hai cơ sở cách nhau khoảng 500km. Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, ở một số nước, có thể có hai đến ba trung tâm tài chính, nhưng thường độc lập nhau và chia sẻ chức năng hỗ trợ, không phải là một trung tâm thống nhất chia làm hai cơ sở. “Vậy tại sao chúng ta lại chọn mô hình này? Ưu điểm, nhược điểm của nó ra sao? Tính khác biệt liệu có phải là lợi thế cạnh tranh hay không”, đại biểu Lê Hoàng Anh đặt câu hỏi.Đại biểu Lê Hoàng Anh cũng đánh giá cao việc Chính phủ đã bổ sung phụ lục so sánh chính sách nổi bật giữa trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam với các trung tâm trên thế giới. Tuy nhiên, theo đại biểu đây mới chỉ là bước đầu, về lâu dài, chúng ta cần xây dựng Luật Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng pháp lý ổn định, giúp nhà đầu tư yên tâm.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương), thì cho rằng, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn về cơ chế tài chính do thiếu một thị trường tài chính đúng nghĩa. Việc hình thành trung tâm tài chính không chỉ nhằm thu hút vốn nước ngoài, mà còn tạo ra cơ chế để doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận dòng vốn quốc tế. Tuy nhiên, ông Huân cũng cảnh báo rằng các thị trường tài chính quốc tế hoạt động rất khắt khe. Chúng ta cần phải chấp nhận “luật chơi quốc tế”, đồng thời phải tính toán để những luật chơi đó không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia – đây là bài toán rất khó. Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân văn bản hiện mới chỉ liệt kê các sản phẩm tài chính truyền thống như ngân hàng, quỹ tín dụng, tín chỉ xanh… mà chưa tính đến các sản phẩm tương lai gắn với sự phát triển của công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử. Đây là những lĩnh vực đang phát triển mạnh và hứa hẹn sẽ trở thành nguồn thu hút tài chính rất lớn. Nếu quy định pháp lý quá chặt với danh mục sản phẩm cố định, khi xuất hiện sản phẩm mới sẽ lại bị vướng. Do đó, ông đề xuất sửa quy định tại Khoản 10 Điều 3 từ “các dịch vụ khác do Chính phủ quy định” thành “các dịch vụ tài chính khác do Chính phủ bổ sung từng thời kỳ”. Việc này sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn, đồng thời Quốc hội giao Chính phủ quyền chủ động cập nhật danh mục sản phẩm tài chính mà không cần xin ý kiến lại từ Quốc hội.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phải có cơ chế vượt trội cho Trung tâm tài chính quốc tế
15:06' - 11/06/2025
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và khẳng định vai trò quốc gia trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xây dựng hành lang pháp lý đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế
11:54' - 29/05/2025
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ xây dựng một hành lang pháp lý mang tính đột phá; đồng thời, tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế đối với Trung tâm tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị
18:55' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, chỉ đạo thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
“Luồng xanh” ưu tiên dự án sân bay quốc tế Gia Bình
18:37' - 26/07/2025
Với mục tiêu khởi công vào ngày 19/8/2025, dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình đang được tỉnh Bắc Ninh huy động tổng lực triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng
12:42' - 26/07/2025
Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng tại thành phố Huế
10:28' - 26/07/2025
Trong chương trình công tác tại miền Trung, sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hungary hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
10:27' - 26/07/2025
Đại sứ Việt Nam tại Hungary Bùi Lê Thái cùng đại sứ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hungary vừa có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Győr.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp
09:28' - 26/07/2025
Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung đã phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc
08:25' - 26/07/2025
Chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050