Bên lề Quốc hội: Không khoan nhượng trong xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; quyết liệt ngăn chặn đẩy lùi tội phạm với tinh thần “không khoan nhượng, không có vùng cấm”; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan…
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV nhiều đại biểu tiếp tục lên tiếng, đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh tay, tăng chế tài xử phạt, xác định rõ trách nhiệm và xử lý dứt điểm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
*Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương): Kiểm tra cần được thực hiện liên tục
Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng vừa qua là một vấn đề vô cùng nóng, nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo cử tri và người dân. Thời gian qua, đối với những vụ án đã được các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng, những con số công bố khiến cho tất cả người dân đều rất bàng hoàng. Bởi, hàng giả có mặt ở khắp mọi nơi, ở khắp mọi lĩnh vực; trong đó, có những loại hàng giả tác động rất xấu tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng; như: nhóm hàng thuộc về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hay những nhóm hàng thực phẩm như sữa thì hậu quả mang lại cho người tiêu dùng vô cùng lớn.
*Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk): Có chế tài mạnh hơn với trường hợp cố tình vi phạm
Theo tôi, trách nhiệm thuộc về các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Quy định rõ là các bộ, ngành là Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ chủ quản phối hợp đồng bộ với các bộ như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp. Hiện nay, luật cũng đã nêu rõ được những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các quy định, quy trình trong công bố hợp quy, hợp chuẩn, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm và có trách nhiệm khi đưa sản phẩm ra thị trường.
*Ông Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Tăng mức xử phạt, bổ sung chế tài hình sự
Nhiều vụ việc chỉ được các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ khi có sự vào cuộc của báo chí và phản ứng gay gắt từ dư luận, nhưng sau đó mọi việc lại trở về như cũ. Chuyện này không mới, lần nào họp Quốc hội cũng đặt vấn đề, nhưng hàng giả vẫn xảy ra liên tục. Đây là sự bất cập trong công tác quản lý Nhà nước của các ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Y tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý vướng mắc do quy định của pháp luật
08:09' - 23/06/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết thúc phiên chất vấn tại Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách
21:44' - 20/06/2025
Sau 1,5 ngày làm việc, ngày 20/6, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải bài toán giao thông qua các dự án cao tốc và vành đai
19:20' - 20/06/2025
Các dự án không chỉ giải bài toán giao thông mà còn mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI và bảo đảm an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
16:01' - 20/06/2025
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16'
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14'
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51'
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05'
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.