Kết thúc phiên chất vấn tại Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thay mặt Chính phủ báo cáo làm rõ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Cùng tham gia trả lời chất vấn có: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Phiên chất vấn tập trung vào 2 nhóm vấn đề gồm: Tài chính và Giáo dục - Đào tạo, thuộc trách nhiệm trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Bộ trưởng Tài chính đã nhận được những câu hỏi về chính sách bỏ thuế khoán của các hộ kinh doanh, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, thu hút vốn FDI và kinh tế tư nhân…Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận được những câu hỏi xoay quanh thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm; công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học...
Đòn bẩy để phát triển kinh tế; thúc đẩy minh bạch hóa Các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm được đầu tư xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường kết nối giữa các khu vực. Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) bày tỏ quan tâm đến nguồn vốn cho các dự án trọng điểm này.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội thông qua các chủ trương để triển khai thành công mục tiêu xây dựng 3.000 km đường cao tốc, mục tiêu rất khó khăn do nguồn ngân sách nhà nước có hạn. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang kiểm soát rất tốt nợ công, chỉ khoảng 33% GDP, đây là con số thấp và an toàn. Hiện nay, tất cả những dự án Chính phủ đã và đang triển khai, kể cả những dự án lớn đều được tính toán rất chi tiết, cụ thể, kỹ lưỡng để bảo đảm tính hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tính toán kỹ lưỡng các vấn đề trên khi triển khai các dự án. Khi dự án có hiệu quả thì vẫn sẽ trả được nợ công, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bộ trưởng đồng thời nêu rõ, muốn phát triển thì không có con đường nào khác là phải sử dụng đòn bẩy, phải đẩy tỷ lệ nợ công lên, tăng cường vay từ nhân dân, xã hội hóa, huy động nguồn vốn từ ODA, từ các tổ chức tài chính quốc tế... để phát triển kinh tế. Nếu chúng ta không đi vay, có nghĩa là “có đồng nào chỉ kinh doanh trong phần đó”, như vậy “chúng ta không có đòn bẩy”, đồng nghĩa với không có tăng trưởng cao; nhất là khi chúng ta muốn tăng trưởng hai con số nhưng tăng trưởng phải mang lại hiệu quả, tạo ra của cải, công ăn việc làm và tạo ra ngân sách để vừa tăng thu ngân sách, lại vừa trả nợ được…Liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng thế giới và Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn kinh tế, nhiều doanh nghiệp rút lui, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, gây áp lực cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 (Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân).
Trả lời nội dung này, Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng mục tiêu "2 triệu doanh nghiệp" là rất quan trọng, thể hiện khát vọng phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng cũng là thách thức lớn. Bộ Tài chính tập trung tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, hiệu quả, tháo gỡ rào cản gia nhập và hoạt động. Bên cạnh đó rà soát, tháo gỡ vướng mắc về đầu tư, đất đai, xây dựng, quy hoạch... Liên quan đến vấn đề thuế, số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy đến cuối 2024, cả nước có 3,6 triệu hộ kinh doanh đang được quản lý thuế, đóng góp 25.953 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Trong số này, có gần 2 triệu hộ đang áp dụng phương pháp thuế khoán. Mức thuế bình quân hằng tháng của các hộ kinh doanh này trong quý I/2025 chỉ khoảng 700.000 đồng mỗi tháng. Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, từ 1/6/2025 các hộ kinh doanh khoán có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề như ăn uống, khách sạn, bán lẻ... phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, việc chuyển đổi lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 37.000 hộ và cá nhân kinh doanh, những người đang nộp thuế theo phương pháp khoán và thuộc nhóm có doanh thu lớn. Liên quan nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề nghị Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp để các hộ kinh doanh thực hiện được hóa đơn điện tử cho tốt, mà không phải lo bị cơ quan thuế phạt. Bộ trưởng Tài chính cho biết, việc triển khai áp dụng thuế khoán và hóa đơn điện tử thời gian qua có phát sinh vướng mắc. Bộ Tài chính cũng như Cục Thuế đã cố gắng để cùng với các địa phương hướng dẫn, giải thích cho các hộ kinh doanh để triển khai đúng quy định. Cục Thuế đến nay chưa phạt ai, hỗ trợ tối đa và không có chuyện phạt bất kỳ hộ kinh doanh nào trong quá trình thực hiện. Sau này khi đã triển khai hoàn thiện, hộ nào cố tình vi phạm mới có chế tài. Chia sẻ về vấn đề thu thuế hộ kinh doanh mà hiện nay bỏ thuế khoán, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc bỏ thuế khoán là hết sức đúng đắn và đã được thể hiện chung trong Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Phó Thủ tướng cũng nêu quan điểm hộ kinh doanh nhỏ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm thì "nên khoán", bởi các hộ kinh doanh này không có hóa đơn đầu vào, hệ quả là không được hoàn thuế. Xây dựng nền giáo dục thực học, thực chất Đáng chú ý ở nội dung chất vấn thứ hai thuộc nhóm Giáo dục và Đào tạo, về tình trạng dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) cho rằng làm tốt công tác chuyên môn, đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa sẽ là giải pháp rất quan trọng. Còn đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) nêu ý kiến về nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ chính khóa. Theo dõi phiên chất vấn, cử tri Lê Hồng Thắm (Nghệ An) mong muốn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có giải pháp thiết thực để giảm áp lực học hành, thi cử cho học sinh; cho rằng chương trình học nên bổ sung thêm các kiến thức thực tế, giáo dục kỹ năng sống, phân chia giờ học chính khóa, ngoại khóa để học sinh được phát triển toàn diện…Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng từ góc độ chuyên môn, việc dạy thêm, học thêm là một khâu, một phần trong hệ thống mang tính tổng thể của giáo dục tiếp cận trang bị kiến thức. Đó là sách giáo khoa đóng gói kiến thức để chuyển giao, thầy cô truyền thụ kiến thức, thi cử kiểm tra kiến thức. Dạy thêm, học thêm là một khâu trong chuỗi kiến thức như vậy. Vì vậy, nếu tiếp tục kéo dài dạy học theo kiểu trang bị kiến thức, trong thời đại kiến thức bùng nổ, giáo dục sẽ không đổi mới được và đứng trước sự thất bại. Việc dạy thêm, học thêm trang bị kiến thức theo lối cũ sẽ là cản trở sự đổi mới.
Việc đưa ra Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, theo Bộ trưởng không chỉ để giải quyết vấn đề xã hội mà là mở đường cho hệ thống mới phát triển năng lực của trẻ em. Các quy định, Thông tư 29, Luật Nhà giáo quy định rất rõ nghiêm cấm giáo viên ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức. "Trường hợp học sinh tự nguyện, có thể nói ngay rằng, đối với các giáo viên, khi học sinh có nhu cầu, ngoài thời gian chính khóa, quan trọng, hướng dẫn các cháu tự học, sử dụng buổi học thứ hai hiệu quả", Bộ trưởng nói, đồng thời khẳng định quan điểm hạn chế việc dạy thêm trong và ngoài nhà trường để học sinh có thời gian tự học, đọc tài liệu, học các môn liên quan đến kỹ năng và trang bị những thứ cần thiết khác. "Tùy theo nhu cầu đáp ứng, còn phải đảm bảo giữ tuổi thơ cho trẻ em" - Bộ trưởng Kim Sơn khẳng định. Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội. Đề cập đến các giải pháp đồng bộ, trọng tâm để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đây là thách thức rất lớn. Giải pháp được Chính phủ đề ra là làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia; phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12%, xuất siêu 30 tỷ USD; chủ động thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với Hoa Kỳ, Trung Quốc và các đối tác lớn. Về tiêu dùng, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 12%. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, mở rộng chính sách visa, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển… Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đã được nêu trong báo cáo kinh tế - xã hội năm 2025. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng được Chính phủ điều hành linh hoạt, khơi thông các nguồn lực trong nhân dân, đồng thời phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. “Giải pháp rất quan trọng mà chúng ta đang tiến hành là cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, bỏ cấp huyện”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, đồng thời cho rằng đây là chủ trương lớn, được xã hội hoan nghênh, hướng đến nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu tăng trưởng…Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, hai nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn lần này là những nội dung quan trọng, tác động trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô, đời sống nhân dân và tương lai phát triển đất nước.
Các nội dung cơ bản đã được kết luận tại 2 phiên chất vấn đối với từng lĩnh vực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị dự thảo nghị quyết, xin ý kiến đại biểu Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Phiên bế mạc của Kỳ họp thứ 9, làm căn cứ để tổ chức và giám sát việc thực hiện. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách, hướng đến cải thiện thực chất đời sống nhân dân, nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế và xây dựng một nền giáo dục thực học, thực chất; đồng thời khẳng định, Quốc hội sẽ tiếp tục đồng hành, theo dõi và thúc đẩy việc thực hiện, để "mỗi lời hứa trở thành kết quả, mỗi cam kết trở thành chuyển biến cụ thể".Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/ket-thuc-phien-chat-van-tai-quoc-hoi-cu-the-hoa-bang-hanh-dong-bang-chinh-sach-20250620192916017.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải bài toán giao thông qua các dự án cao tốc và vành đai
19:20' - 20/06/2025
Các dự án không chỉ giải bài toán giao thông mà còn mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI và bảo đảm an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
16:01' - 20/06/2025
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12'
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58'
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.