Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
Sau 1,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, sáng 20/6, Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9. Qua phiên chất vấn tại kỳ họp cho thấy, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm.
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các ý kiến cho rằng, các Bộ trưởng trả lời phiên chất vấn đều nhìn thẳng vào những vấn đề còn thiếu sót, hạn chế trong lĩnh vực phụ trách. Đồng thời, các Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm, nắm chắc tình hình, không né tránh và trả lời thẳng vào vấn đề, có cam kết các giải pháp cụ thể trong thời gian tới.*Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương): Nhiều vấn đề nóng được đưa vào nội dung chất vấn
Trong phiên chất vấn kỳ họp này, Quốc hội chất vấn đối với hai Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong đó, có rất nhiều vấn đề nóng được xác định đưa vào nội dung chất vấn. Đối với Bộ Tài chính là các giải pháp cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo được chế độ an sinh xã hội và các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Cùng với đó là việc tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân phát triển cũng như đẩy mạnh hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước… Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các đại biểu cũng đã chất vấn những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục đại học, những vấn đề liên quan đến việc quản lý chặt chẽ, dạy thêm, học thêm trong nhà trường và xây dựng một môi trường học đường an toàn và lành mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh. Qua phần trả lời chất vấn, cả hai Bộ trưởng đều đã đưa ra được những giải pháp cũng như những cam kết, giải pháp, kể cả những giải pháp trước mắt lẫn các giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, tôi cùng với các đại biểu Quốc hội kỳ vọng, các Bộ trưởng thực hiện nghiêm túc các cam kết để có được một sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực của mình, bớt đi những khó khăn, vướng mắc cũng như khắc phục được những tồn tại, hạn chế. Và điều quan trọng nhất là khi thực hiện các cam kết thì đội ngũ thực thi công vụ là rất quan trọng. Bởi, cam kết là Bộ trưởng nhưng thực thi lại là đội ngũ cấp dưới. Chính vì vậy, tôi mong muốn có sự chỉ đạo sát, không những chỉ đạo mà còn thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực thi công vụ. Bởi, nếu như không sát thì tất cả các cam kết của Bộ trưởng cũng sẽ chỉ nằm trên giấy.*Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk): Chuyển hoá bằng những việc làm cụ thể
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu tham gia đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng. Việc này thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu đối với lĩnh vực mình đảm trách và đối với các vấn đề được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm. Tại phiên chất vấn sáng nay, rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi đối với vấn đề giáo dục và đào tạo, vì đây là nhóm vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội và được cử tri cả nước đặc biệt quan tâm hiện nay. Các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm sao để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước, đáp ứng được yêu cầu Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị trong việc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về các giải pháp đối với tình trạng dạy thêm, học thêm; tình trạng bạo lực học đường hay vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm trong nhà trường… Đây đều là những vấn đề cấp thiết cần được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi.
Tôi hy vọng, sau phiên trả lời chất vấn này, những ý kiến của các đại biểu đặt ra, cũng như những cam kết của các tư lệnh ngành sẽ được chuyển hoá bằng những việc làm cụ thể, chính sách cụ thể. Từ đó, thúc đẩy cho ngành của mình phát triển hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của xã hội về phát triển kinh tế xã hội nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính theo mô mình chính quyền 2 cấp.* Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu): Cần khẳng định trách nhiệm của Bộ trưởng cao hơn nữa
Kỳ họp này mang dấu ấn lịch sử lịch sử của một giai đoạn lịch sử, đó là chuẩn bị cho bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cho nên, Quốc hội đã tập trung vào sắp xếp, đổi mới, tinh gọn bộ máy hành chính; đặc biệt, trong đó có sửa đổi Hiến pháp và luật ưu tiên liên quan đến sắp xếp lại bộ máy. Tuy nhiên, song song với đó cũng có rất nhiều những vấn đề, bởi, đang là một giai đoạn nước rút của năm cuối của nhiệm kỳ, chúng ta đang rất nỗ lực, cố gắng phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, các mục tiêu, các chỉ tiêu mà của nhiệm kỳ 2021 -2025 đặt ra. Về phần trả lời, cơ bản các Bộ trưởng cũng đã nêu ra được những vấn đề và đưa ra được những giải pháp. Tuy nhiên, có những lĩnh vực không chỉ một ngành, một cấp hoặc một Bộ trưởng có thể làm được. Do đó, cần phải có sự phối hợp, đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo một cách thông suốt từ trên xuống dưới. Theo tôi, các Bộ trưởng cũng cần đưa ra những cam kết mạnh mẽ hơn; khẳng định về trách nhiệm của Bộ trưởng cao hơn nữa để trong thời gian tới những vấn đề của ngành, lĩnh vực mà do Bộ trưởng làm thủ lĩnh phải có những bước đột phá và có những thay đổi một cách rõ ràng. Tôi mong muốn, kết thúc phiên vấn này, cần phải tổng kết lại những vấn đề đại biểu quan tâm, những vấn đề Bộ trưởng giải trình, những vấn đề, giải pháp mà bộ, ngành cam kết để triển khai công tác chỉ đạo, giám sát và nhất là việc giám sát của đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội về những nội dung giám sát kỳ này.*Ông Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Bộ trưởng cần thực hiện tốt những lời hứa
Phiên chất vấn kỳ này tập trung vào các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế… Đây là những vấn đề rất lớn và rất quan trọng là chủ đề chính để chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng với đó, chủ đề về chất lượng giáo dục đào tạo cần chú trọng bởi, nguồn nhân lực cần được đào tạo để sắp tới khi sắp xếp lại bộ máy chính quyền 2 cấp sẽ rất cần những con người có chất lượng cao, những con người có tâm, có tầm để bố trí những công việc phù hợp. Sau phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để thực hiện tốt những lời hứa của mình. Những ý kiến đại biểu Quốc hội chất vấn, Bộ trưởng đã trả lời đã thực hiện tốt; đặc biệt là trong thời điểm mà chúng ta đang củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các đơn vị trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Có như vậy, bộ máy chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động sẽ tốt hơn. Tất nhiên, trong bước đầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy, còn những khó khăn, bất cập ban đầu nhưng sau khi guồng máy đã đi vào hoạt động, tôi nghĩ rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ phát huy sức mạnh lớn hơn.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội
08:12' - 20/06/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 20/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Bản lĩnh và tư duy điều hành của các Bộ trưởng
20:13' - 19/06/2025
Nhiều đại biểu cho rằng, hai Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, trả lời thẳng thắn, sâu sắc, thể hiện sự am hiểu thực tiễn và tư duy điều hành rõ nét.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tái cấu trúc lại để kinh tế tư nhân bước lên nấc thang cao hơn
16:15' - 19/06/2025
Ngày 19/6, Quốc tiến hành phiên chất vấn về công tác tài chính cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới
-
Tài chính & Ngân hàng
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lưu ý cân đối nguồn vốn cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao
15:28' - 19/06/2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã tham gia giải trình một số nội dung liên quan đến các động lực tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12'
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58'
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.