Bế mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sau 6 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, chiều 10/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên họp thứ 46 đề ra với 39 nội dung thảo luận tại phiên họp và 5 nội dung cho ý kiến bằng văn bản.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Đây là phiên họp có khối lượng công việc rất lớn (mỗi buổi thảo luận 3-4 nội dung), nhiều vấn đề vừa cấp thiết, vừa mang tính dài hạn, chiến lược, có những việc mới phát sinh, đòi hỏi cao về chất lượng, sự phối hợp giữa các cơ quan. Ủy ban Thường vụ đã bố trí chương trình khoa học, sáng tạo như: Xem xét, thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025; có những việc họp bàn rất kỹ lưỡng như cho ý kiến về việc chỉnh lý dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Đánh giá các đại biểu rất thẳng thắn, rõ chính kiến, rõ căn cứ, có những vấn đề từ thực tiễn, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải tuân thủ pháp luật hiện hành, còn những vấn đề ý kiến khác nhau phải từng bước làm theo đúng quy trình, quy định, cao hơn là xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến đối với việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý 28 dự thảo luật đã được Quốc hội thảo luận tại đợt 1, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 Kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội 3 nội dung: Luật sửa đổi, bổ sung 11 luật thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông qua 1 Pháp lệnh (sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số), được dư luận xã hội hoan nghênh và 6 nghị quyết thuộc thẩm quyền; xem xét, thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước (nội dung này chưa đủ điều kiện để trình Quốc hội và Chính phủ cần chuẩn bị lại hồ sơ).
Nhấn mạnh Phiên họp được diễn ra thời gian rất gấp nhưng các dự án, dự thảo này đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo bám sát kết luận tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo tiếp thu, giải trình và dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các đại biểu Quốc hội, đảm bảo đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, việc tiếp thu ý kiến không chỉ chỉnh sửa câu chữ, mà phải đi sâu vào nội dung, loại bỏ những điểm chưa thuyết phục, làm rõ các nội dung còn ý kiến khác nhau, đảm bảo mỗi văn bản trình ra trước Quốc hội chặt chẽ về pháp lý và khả thi trong thực tiễn. "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nội dung “chưa chín, chưa rõ”, giải trình còn chung chung, nhất là với các vấn đề đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Kết quả của Phiên họp là một bước rà soát tổng thể để chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đợt 2 của Kỳ họp thứ 9 sẽ bắt đầu ngay ngày mai (11/6), dự kiến bế mạc 27/6. Nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong thời gian diễn ra đợt 2 của Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp (dự kiến vào ngày 21/6) để cho ý kiến về một số nội dung, trong đó có việc giải trình, tiếp thu các dự thảo luật, nghị quyết còn lại trước khi trình thông qua và một số nội dung khác để kịp thời xử lý các vấn đề do yêu cầu thực tế đặt ra. Theo Chủ tịch Quốc hội, đợt 1 của Kỳ họp đã diễn ra với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, thể hiện sự chuẩn bị bài bản và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, mang lại kết quả thiết thực, tạo tiền đề vững chắc cho đợt 2 của Kỳ họp để Quốc hội xem xét khối lượng công việc rất lớn với nhiều nội dung hệ trọng mang tính định hướng cho sự phát triển đất nước trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần làm việc chủ động, trách nhiệm cao, bám sát định hướng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội thông qua đạt được sự đồng thuận cao, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của nhân dân. *Trước đó, chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Ủy ban Công tác đại biểu đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, các cơ quan liên quan trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật; cơ bản nhất trí với dự thảo Luật đã được chỉnh lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp khẩn trương tiếp thu ý kiến, rà soát kỹ lưỡng các nội dung, kỹ thuật lập pháp, hoàn thiện dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật một cách thấu đáo, sớm gửi đại biểu Quốc hội, bảo đảm tiến độ Quốc hội xem xét thông qua. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu chú ý trong quá trình rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện đảm bảo nhất quán, xuyên suốt các nguyên tắc cơ bản. Phạm vi sửa đổi, bổ sung nhằm phục vụ tinh gọn bộ máy, bầu cử sớm, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chỉ sửa đổi những vấn đề đã có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách. Về ý kiến đề nghị rút ngắn thời gian trong quy trình bầu cử, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần thận trọng, khả thi trong việc rút ngắn thời gian một bước trong quy trình bầu cử. Các hội nghị hiệp thương đề cao tính dân chủ, tính đại diện, sự lãnh đạo của Đảng, phải có tính kế thừa, ổn định. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng không nên thay đổi, không nên rút ngắn. Cùng với đó, chú ý rà soát sửa đổi, bổ sung khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác bầu cử; sự cải tiến, đổi mới phải đặt lên hàng đầu, nhất là thủ tục nộp hồ sơ ứng cử; trong thực hiện mô hình chính quyền địa phương phải rõ quy định, hợp lý. Đặc biệt, phải tăng cường trách nhiệm của đoàn đại biểu Quốc hội trong công tác bầu cử tại địa phương.Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/be-mac-phien-hop-thu-46-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-20250610182240666.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Mỗi người dân, doanh nghiệp cần có một trợ lý ảo
14:35' - 09/06/2025
Sáng 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
14:10' - 09/06/2025
Sáng 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:22' - 03/06/2025
Sáng 3/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khai mạc Phiên họp thứ 46.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51'
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33'
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49'
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17'
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Động lực mới ở Khánh Hòa
18:14'
Tỉnh Khánh Hòa xác định cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục là lực lượng tiên phong, đồng hành cùng địa phương trên hành trình hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Không để người dân nào bị đói, khát, cô lập trong lũ lụt
17:11'
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Hàng dồi dào nhưng chợ vắng khách
15:58'
Thời tiết bất thương, tại thị trường TP. Hồ Chí Minh nghịch lý đang diễn ra: hàng hóa đầy ắp kệ, người mua ngày càng thưa vắng, sức tiêu thụ sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
15:52'
Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai.