Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 46, sáng 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Báo cáo một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết: Thường trực Ủy ban nhận thấy, vật liệu xây dựng sử dụng cho các tòa nhà, công trình có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng năng lượng của các công trình. Việc bổ sung quy định dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng trong dự thảo Luật là cơ sở pháp lý để Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong ngành xây dựng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường theo hướng chuyển dịch xanh. Do đó, việc bổ sung quy định dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng là cần thiết. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý các quy định có liên quan, bảo đảm thống nhất, đồng bộ; đồng thời giao Bộ Xây dựng quy định cụ thể nội dung này.
Để chuẩn bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã và đang nghiên cứu, xây dựng đề án, trong đó có nội dung đánh giá tác động, tính khả thi như việc lựa chọn tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, năng lực tổ chức thử nghiệm, năng lực của doanh nghiệp sản xuất trong nước theo từng thời kỳ và tập trung vào một số đối tượng, chủng loại vật liệu xây dựng. Hoạt động dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng là hoạt động mới nên dự thảo Luật đã xây dựng chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại dự thảo Luật. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng ban hành danh mục và lộ trình áp dụng dán nhãn năng lượng cho sản phẩm là vật liệu xây dựng cho phù hợp với điều kiện thực tế - Chủ nhiệm Lê Quang Huy trình bày.Ông Lê Quang Huy cũng cho biết, việc quy định thành lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dự thảo Luật là cần thiết nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã thành lập các Quỹ tiết kiệm năng lượng nhằm hỗ trợ các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Hoạt động của Quỹ sẽ thúc đẩy khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, góp phần tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Dự thảo Luật đã quy định một số nội dung chính, mang tính nguyên tắc về mô hình tổ chức Quỹ, nguồn tài chính thành lập Quỹ, hoạt động của Quỹ theo phương thức ủy thác…; những vấn đề cụ thể, dự thảo Luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định và thể hiện như tại khoản 4,5 Điều 41a.
Quỹ cũng nên được thành lập riêng để hỗ trợ các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với đặc thù đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo đảm bảo toàn vốn với nguồn vốn chủ yếu từ xã hội hóa, trong khi các quỹ khác như Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường… sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và có hạn mức tín dụng thấp. “Do vậy, xin giữ nội dung này như dự thảo Luật”, ông Lê Quang Huy thông tin. Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao, dự thảo Luật đã được chỉnh lý nhằm bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, triển khai năng lượng xanh. Các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng tái tạo, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tiết kiệm năng lượng, tăng cường vai trò quản lý nhà nước.Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm, song vấn đề này chưa được chú trọng tuyên truyền, giáo dục. "Những lúc cao điểm, chúng ta vẫn thiếu điện. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại nước ta, vấn đề đầu tiên quan tâm là đất ở đâu, thứ hai là có bảo đảm điện cho sản xuất không, cho nên việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, bảo đảm đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm khắc phục bất cập sau hơn 15 năm triển khai luật, như cơ chế quản lý còn chồng chéo, chưa tận dụng cơ hội chuyển đổi số… Do vậy, cần áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, Quy hoạch Điện VIII đang triển khai, các định hướng của Đảng về phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cần tiếp tục rà soát lại dự thảo Luật, không quy định cụ thể, chi tiết những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và lưu ý, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số trong kiểm toán và giám sát năng lượng; tăng cường cơ chế khuyến khích, ưu đãi thuế quan với lãi suất thấp thay vì chỉ áp dụng biện pháp bắt buộc. Tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến Quỹ, ưu đãi tài chính để bảo đảm phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Thuế; ban hành hướng dẫn triển khai chi tiết thông qua nghị định, thông tư để hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp; khuyến khích chuyển đổi số như hệ thống giám sát tiêu thụ năng lượng… Tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng trong quản lý các lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tránh chồng chéo. Cần bổ sung quy định yêu cầu các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các chương trình tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích các chiến dịch truyền thông, nền tảng số và mạng xã hội để nâng cao nhận thức người dân, hướng tới thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng, thật sự tiết kiệm, hiệu quả. Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương, các cơ quan có liên quan phối hợp với Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu giải trình đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội.Nguồn:http://baotintuc.vn/thoi-su/thay-doi-hanh-vi-tieu-dung-nang-luong-tiet-kiem-hieu-qua-20250609130822658.htm
- Từ khóa :
- quốc hội
- năng lượng xanh
- nhãn năng lượng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:22' - 03/06/2025
Sáng 3/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khai mạc Phiên họp thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điểm nhấn quan trọng trong đợt 1 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
13:11' - 30/05/2025
Sau 22 ngày làm việc, đợt 1 của Kỳ họp thứ 9, kỳ họp lịch sử của Quốc hội khóa XV đã hoàn thành những nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật mang ý nghĩa lịch sử.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thí điểm Viện Kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự
15:20' - 29/05/2025
Quốc hội thảo luận việc thí điểm trao quyền khởi kiện dân sự cho Viện Kiểm sát nhằm bảo vệ nhóm yếu thế, lợi ích công trong bối cảnh nhiều vụ việc chưa rõ ai có quyền khởi kiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng
12:42'
Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng tại thành phố Huế
10:28'
Trong chương trình công tác tại miền Trung, sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hungary hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
10:27'
Đại sứ Việt Nam tại Hungary Bùi Lê Thái cùng đại sứ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hungary vừa có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Győr.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp
09:28'
Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung đã phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc
08:25'
Chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28' - 25/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27' - 25/07/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.