Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
Chiều 24/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, nhiệm vụ thời gian tới.
Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết nối tới 3.321 điểm cầu các xã, phường, đặc khu toàn quốc. Dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Phiên họp, các đại biểu nghe công bố Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 23/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Trong đó, quy định nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu, tổ chức; quy chế hoạt động; quy định về giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo thay mặt Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân người bị nạn, đặc biệt là thân nhân gia đình có người thiệt mạng, mất tích trong vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 và do mưa bão, lũ lụt cũng như những mất mát, thiệt hại to lớn về tài sản của bà con tỉnh Nghệ An những ngày qua.
Nhắc nhở công tác thông tin, công tác báo cáo và ứng phó kịp thời vì tính mạng, tài sản của nhân dân trong các trường hợp cấp bách, đột xuất, bất ngờ, Thủ tướng cho biết, theo Luật Phòng thủ dân sự, phòng thủ dân sự bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh… Theo Thủ tướng, Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai. Phòng, chống thiên tai là nội dung phòng thủ đặc biệt vì nước ta có địa hình trải dài, thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai (bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, động đất, nắng hạn, xâm nhập mặn…), “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.Theo Thủ tướng, tác động của biến đổi khí hậu khiến thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, khó đoán định hơn. Năm 2024, bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua; tháng 6/2025 vừa qua, khu vực Trung Bộ xảy ra mưa lớn, ngập lụt giữa mùa khô. Ngay đêm 22/7/2025, lũ thượng nguồn sông Cả về hồ thủy điện Bản Vẽ tương ứng với tần suất rất nhiều năm xuất hiện 1 lần; vụ lật tàu du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh chiều 19/7 vừa qua khi giông lốc xảy ra đột ngột kèm theo mưa đá, gió xoáy mạnh.
Đối với cơn bão số 3 năm 2025 (Wipha), các cấp, các ngành, các địa phương đã rất chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, dự báo, cảnh báo, tuyên truyền để người dân chủ động phòng, ngừa, ứng phó với bão, giảm thiểu thiệt hại, nhưng ảnh hưởng trước bão và hoàn lưu sau bão vẫn gây ra những thiệt hại lớn.Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua, làm rõ những mặt được, mặt chưa tốt từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác ứng phó của các ngành, địa phương và người dân; nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ tháng cuối năm và cả giai đoạn tới.
Cùng với đó, các đại biểu thảo luận, phân công, phân định nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai tới đây; phân công trách nhiệm tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Thủ tướng đề nghị phân công, phân nhiệm bảo đảm “6 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền và rõ kết quả ở cả Trung ương và địa phương. Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, chia sẻ kinh nghiệm, bài học hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng ra công điện khẩn ứng phó khẩn cấp với mưa lũ sau cơn bão số 3
09:53' - 24/07/2025
Đơn vị quản lý đường bộ khu vực, các lực lượng chức năng của địa phương trong việc phân luồng, điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, đặc biệt là lưu vực sông Cả qua địa bàn tỉnh Nghệ An
-
Chính sách mới
Bộ Công Thương ra công điện ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả
13:11' - 23/07/2025
Bộ Công Thương ban hành công điện về ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Ưu tiên truyền thông dựa trên cảnh báo sớm về phòng chống thiên tai
19:19' - 10/07/2025
Các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai chủ động ngăn chặn và phản bác tin giả, tin sai lệch trong thiên tai, bảo vệ thông tin chính thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong quý IV/2025
12:17'
Việc khởi công đồng thời hai tuyến đường sắt đô thị lớn trong quý IV/2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Những “trụ cột” để kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng
09:45'
Đối với phát triển kinh tế, Khánh Hòa hiện nay đứng trước những lợi thế chưa từng có, là cơ hội để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, năng lượng, phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm Việt Nam gắn bó trách nhiệm, cùng ASEAN phát triển tự cường và gắn kết
09:31'
Cách đây tròn 3 thập kỷ, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong ASEAN
08:31'
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất ASEAN, có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49' - 24/07/2025
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17' - 24/07/2025
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45' - 24/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".