Thủ tướng: Chính phủ kiến tạo, doanh nghiệp phải bắt tay kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Pháp
Trên nền tảng phát triển tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam – Pháp, quan hệ kinh tế kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển giữa hai nước luôn là trụ cột quan trọng. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 và là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong Liên minh châu Âu (EU) của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng đều qua các năm, nhất là những năm gần đây. Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Tuy nhiên tiềm năng, dư địa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn và chưa xứng với quan hệ hai nước. Do đó, thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất triển khai và khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; thúc đẩy thương mại đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực bên này có khả năng, lợi thế và bên kia có nhu cầu.
Lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp hai nước đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực: năng lượng, viễn thông, hàng hải, dược phẩm, nông nghiệp và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp…
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, quan hệ Việt Nam – Pháp là mối lương duyên, có lúc thăng trầm, có lúc đột phá. Quan hệ hai nước đã trải dài qua nhiều thế kỷ, nhiều dấu ấn trong quan hệ hai nước vẫn tồn tại tại Việt Nam như đường sắt, cầu Long Biên, các công trình kiến trúc, văn hoá… là biểu tượng sinh động của quan hệ hai nước.
Đặc biệt, giá trị lớn nhất và sẽ trường tồn mãi mãi trong quan hệ hai nước là vị trí của người Việt Nam trong trái tim người Pháp và vị trí người Pháp trong trái tim người Việt Nam, cho thấy quan hệ Việt Nam – Pháp sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao. Do đó, năm 2025 phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên và mức 2 chữ số trong những năm tiếp theo. Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược: với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và con người, quản trị thông minh. Các đột phá này giúp giảm chi phí tuân thủ, giảm chi phí logictics, giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện “cuộc cách mạng” về sắp xếp tổ chức bộ máy để chuyển trạng thái từ bị động sang kiến tạo, chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện “bộ tứ trụ cột” các nghị quyết về: đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật; hội nhập quốc tế trong tình hình mới; phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam thực hiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả để đi theo, tiến cùng, phấn đấu vượt lên tham gia dẫn dắt, với tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.
Nhắc lại quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Pháp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nhiệm vụ của việc kết nối hai nền kinh tế, hai nền văn hoá phải là của người dân, doanh nghiệp; Chính phủ hai nước đóng vai trò kiến tạo, tạo cơ hội, điều kiện, thúc đẩy các hợp tác của người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, quan hệ hai nước có nền tảng vững chắc, lâu đời, do đó điều cần làm hiện nay là đổi mới, làm mới và mở rộng quy mô, đối tượng, trên tinh thần “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực mà bên này có thế mạnh, bên kia có nhu cầu, bằng các dự án cụ thể như: hợp tác liên quan trí tuệ nhân tạo (AI); nghiên cứu, sản xuất chíp bán dẫn; công nghệ thông tin; các dự án giao thông, logictics; chống biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao; chuyển đổi năng lượng; hợp tác trong xây dựng đô thị, kiến trúc; giao lưu văn hoá, du lịch, công nghiệp văn hoá; phát triển không gian biển, không gian vũ trụ, không gian ngầm…
Đề nghị các doanh nghiệp Pháp tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam; tăng cường chuyển giao khoa học, công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; sử dụng các sản phẩm đầu vào của Việt Nam…, Thủ tướng Chính phủ khẳng định và kêu gọi với truyền thống lịch sử lâu đời, vị trí đặc biệt của người Việt trong trái tim người Pháp và ngược lại, hai nước, doanh nghiệp và nhân dân hai nước tiếp tục phát huy để hợp tác giữa hai bên ngày càng thiết thực, hiệu quả; góp phần cho hai nước phát triển xanh- nhanh-bền vững, ngày càng hùng cường, thịnh vượng như mong muốn của nhân dân hai nước.
*Tại Diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp hai nước đã trao 6 bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, công nghệ, dược, vận tải, năng lượng.
Trong đó, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Safran Electronics &Defense thỏa thuận thuê hệ thống phân tích dữ liệu bay giai đoạn từ năm 2026-2030. Đặc biệt, Tập đoàn ING LLC thỏa thuận tài trợ vốn trị giá 1,5 tỷ USD cho dự án tàu bay thân hẹp Vietnam Airlines, thể hiện sự đồng hành, tư vấn và thu xếp vốn để hỗ trợ Vietnam Airlines trong tương lai.
Tập đoàn FPT Việt Nam và Tập đoàn AIRBUS trao thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.Theo đó, FPT chính thức trở thành Đối tác Công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus và mở ra cơ hội để FPT tham gia vào các dự án công nghệ thông tin toàn cầu của Airbus trong các lĩnh vực then chốt như dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và phát triển phần mềm trên điện toán đám mây.
Tổng công ty Dược Việt Nam và Tập đoàn Opella thoả thuận tăng tỷ lệ sở hữu của Vinapharm tại Công ty CP Sanofi Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn HDF Energy SA hợp tác phát triển nhiên liệu Hydrogen và pin nhiên liệu trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam; Tập đoàn Wealth Power VietNam và Tập đoàn HDF Energy SA hợp tác nghiên cứu phát triển nhà máy sản xuất Hydrogen.
Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-dien-dan-doanh-nghiep-viet-nam-phap-20250611164811240.htm
- Từ khóa :
- việt nam
- pháp
- thủ tướng chính phủ
- diễn đàn doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher
08:38' - 11/06/2025
Chiều 10/6 theo giờ địa phương, tại thủ đô Paris, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đặt hàng chuyên gia, trí thức kiều bào thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ
08:28' - 11/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi gặp gỡ, làm việc để lắng nghe chia sẻ và các ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại diện chuyên gia, trí thức kiều bào Việt Nam tại Pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Pháp Yael Braun-Pivet
08:27' - 11/06/2025
Tiếp nối các hoạt động song phương tại Paris (Pháp), chiều 10/6 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Pháp Yael Braun-Pivet.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49' - 24/07/2025
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17' - 24/07/2025
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45' - 24/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Động lực mới ở Khánh Hòa
18:14' - 24/07/2025
Tỉnh Khánh Hòa xác định cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục là lực lượng tiên phong, đồng hành cùng địa phương trên hành trình hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Không để người dân nào bị đói, khát, cô lập trong lũ lụt
17:11' - 24/07/2025
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Hàng dồi dào nhưng chợ vắng khách
15:58' - 24/07/2025
Thời tiết bất thương, tại thị trường TP. Hồ Chí Minh nghịch lý đang diễn ra: hàng hóa đầy ắp kệ, người mua ngày càng thưa vắng, sức tiêu thụ sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
15:52' - 24/07/2025
Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai.