Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
Theo đánh giá của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, dự báo tăng trưởng 4,5% của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) cao gấp ba lần so với dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone), nơi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ chỉ tăng trưởng không quá 1,5% mỗi năm.
Tăng trưởng GDP của các nước EAEU giai đoạn 2025–2030Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước EAEU (bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga) cho đến năm 2030 có thể cao hơn 4,5% mỗi năm. Nội dung này đã được các chuyên gia thuộc Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa ra trong bài viết có tựa đề “Khả năng tăng trưởng năng suất lao động và sản lượng ở các nước EAEU”.Đây là con số dự báo cao bất ngờ. Để so sánh, theo dự báo mới nhất của ECB, tăng trưởng kinh tế tại các nước thuộc Eurozone trong ba năm tới sẽ không vượt quá 1,5%. Tạp chí Izvestia đã thực hiện một khảo sát quy mô rộng với các chuyên gia kinh tế và kết quả cho thấy hầu hết đều dự báo, trong giai đoạn từ năm 2028 đến năm 2030, mức tăng trưởng kinh tế khu vực này không quá 1,8%.Điều gì đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế EAEU? Nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Nga chỉ ra rằng động lực chính là sự phát triển thị trường lao động và các quốc gia sẽ tăng năng suất. Điều này có thể thực hiện được thông qua cải tiến công nghệ và động lực. Tăng số dân có việc làm cũng rất quan trọng.
Theo lý giải của các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, các nước EAEU được hưởng lợi từ việc mở biên giới. Ông Galina Ryazanova, phó giáo sư tại Đại học Quản lý Nhà nước, cho biết mọi người có thể tự do di chuyển và tìm việc làm ở những nơi có nhu cầu cao. Kết quả là, việc làm đang tăng lên ở tất cả các quốc gia trong liên minh.Bà Tatyana Podolskaya, Trưởng Bộ môn Quan hệ Kinh tế Quốc tế tại Viện Quản lý Nam Nga thuộc Học viện Tổng thống, phân tích yếu tố quan trọng thứ hai có thể hỗ trợ nền kinh tế các nước EAEU là sự phát triển của ngành sản xuất và nông nghiệp. Các quốc gia thuộc khu vực này đang dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng, dầu mỏ, khí đốt và uranium. Hơn nữa, nhu cầu đối với các nguyên tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng GDP của họ.Nga đang chuyển hướng xuất khẩu tài nguyên năng lượng sang phương Đông. Kể từ ngày 10/2, Trung Quốc áp thuế 15% đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá của Mỹ, khiến nhu cầu xuất khẩu từ Nga sang cường quốc châu Á tăng cao.Yếu tố thứ ba là vị trí địa lý thuận tiện, cho phép các nước EAEU bảo đảm luồng trung chuyển lẫn nhau và tăng kết nối giữa phương Tây và phương Đông. Sự hội nhập lẫn nhau sâu hơn cũng sẽ hỗ trợ các nền kinh tế trong liên minh. Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga Dmitry Volvach trước đó đã nói với Izvestia rằng kim ngạch thương mại giữa các nước EAEU đang tăng. Trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024, chỉ số này đã tăng gần 10% và đạt 78,6 tỷ USD.Vì sao EAEU có khả năng vượt Eurozone về tốc độ tăng trưởng kinh tế?
Nền kinh tế Eurozone đang chậm lại. Trước hết là do cuộc khủng hoảng năng lượng và giá điện tăng cao. Theo bà Tatyana Podolskaya, chỉ có nối lại nhập khẩu năng lượng giá rẻ của Nga mới có thể "cứu" các nước Eurozone khỏi nguy cơ suy thoái vào những năm 2030. Bà nói thêm rằng việc Liên minh châu Âu (EU) tập trung vào năng lượng xanh sẽ không có lợi gì vì chi phí cho năng lượng tái tạo ở châu Âu cao hơn 30-40% so với các đối thủ cạnh tranh ở châu Á và châu Mỹ, do vị trí địa lý.Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng GDP của Eurozone đang chậm lại do chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và một loạt cuộc chiến thương mại mới, đi kèm với những bất ổn chính trị nội bộ. Mỹ có thể sẽ tiếp tục cảnh báo áp thuế và dùng cớ này để yêu cầu EU giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với tư cách là nhà cung cấp và thị trường tiêu thụ.Số hóa hiện là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, EU và EAEU đang phát triển theo hướng khác nhau. Mặc dù, EU có trình độ phát triển cao về công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đang bị chậm lại do quy định chặt chẽ - cụ thể là thuế cao đối với các công ty kỹ thuật số. Trưởng bộ môn Tài chính Nhà nước và Thành phố tại Đại học Kinh tế mang tên Plekhanov, ông Mikhail Kosov, giải thích: “Bản thân các doanh nghiệp để tránh những khoản thuế này đã chuyển các dự án phát triển của mình ra khỏi EU - đến Mỹ hoặc châu Á”.Nền kinh tế EAEU có thể phải đối mặt với những rủi ro
Các chuyên gia cho biết dự báo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga về mức tăng trưởng GDP của EAEU là 4,5%/năm là khả quan. Ví dụ, kỳ vọng của Bộ Phát triển Kinh tế Nga khiêm tốn hơn nhiều: đến năm 2027, bộ này dự kiến mức tăng trưởng kinh tế quốc gia không quá 2,8%. Trên thực tế trong năm 2024, Bộ Phát triển Kinh tế ước tính tăng trưởng GDP của Nga tăng 3,9%, nhưng cuối cùng con số này đạt tới 4,1%.Phó Bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga Marina Amurskaya cho rằng, nền kinh tế của các nước EAEU có thể tăng trưởng 4,5% nếu không có rủi ro, tình hình địa chính trị trong khu vực và thế giới - đặc biệt là các lệnh trừng phạt mới đối với Nga và Belarus, cũng như xung đột giữa Azerbaijan và Armenia – không tạo ra diễn biến bất lợi mới.Ngoài ra, Nga và các quốc gia khác trong liên minh vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu công nghệ. Bà Tatyana Podolskaya nhấn mạnh, việc cấm nhập khẩu thiết bị công nghệ cao đồng nghĩa với việc phải tạo ra các sản phẩm trong nước, song cần có thời gian và đầu tư.Một rủi ro khác là sự sụt giảm của giá nhiên liệu. Nền kinh tế Nga và Kazakhstan mặc dù đa dạng hóa thu nhập nhưng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, kim loại và phân bón. Chuyên gia Mikhail Kosov cho biết, giá nguyên liệu thô giảm hoặc nhu cầu trên thị trường thế giới giảm có thể dẫn đến việc giảm thu ngân sách và giảm đầu tư.Hơn nữa cũng cần đánh giá tác động từ sự phụ thuộc vào đồng ruble của Nga, khiến nền kinh tế các nước EAEU dễ bị tổn thương trước sự biến động của đồng tiền này. Ông Kosov nói thêm rằng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính hoặc gia tăng lệnh trừng phạt, đồng ruble có thể suy yếu và ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước đồng minh.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường chứng khoán Singapore: Chiến lược phục hồi bằng vốn và niềm tin
06:30'
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) mới đây cho biết khoản đầu tư ban đầu 1,1 tỷ SGD (0,86 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho 3 công ty quản lý tài sản để đầu tư vào thị trường chứng khoán trong nước
-
Phân tích - Dự báo
Liên minh EU – Nhật Bản: Trục quyền lực thầm lặng
05:30'
Mối quan hệ kinh tế giữa Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã được thiết lập vững chắc thông qua hiệp định thương mại tự do và đối tác chiến lược có hiệu lực từ năm 2019.
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30' - 27/07/2025
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30' - 27/07/2025
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.