Sau bão lũ, Tuyên Quang khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp
Các địa phương trong tỉnh cũng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cải tạo, phục hồi đất, diện tích lúa và cây trồng nhằm nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp ổn định trở lại.
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tuyên Quang cho biết, trước những thiệt hại nặng nề do bão lũ, tỉnh đã nhanh chóng thực hiện các phương án khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất.
Theo đó, ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn công tác để rà soát, thống kê thiệt hại đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; hướng dẫn các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp; tham mưu, đề xuất phương án khắc phục và hỗ trợ kịp thời những hộ gia đình có diện tích sản xuất, chăn nuôi bị ảnh hưởng, thiệt hại.
Các địa phương trong tỉnh huy động nông dân phát huy tối đa nguồn lực để khôi phục sản xuất, có phương án thu hoạch và cải tạo, phục hồi các diện tích lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng…
Tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn - nơi được biết đến là vùng trồng bưởi nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang, lũ lụt đã khiến hơn 360 ha bưởi trên địa bàn xã bị thiệt hại. Ông Lê Hồng Việt, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Vân chia sẻ, ngay sau khi nước rút, người dân đã chủ động bơm nước rửa lá, quả cho diện tích bưởi, đặc biệt là bưởi da xanh để chuẩn bị cho vụ thu hoạch tháng tới.
Chính quyền xã tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn người dân xử lý môi trường, phun khử trùng, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây để cây có sức nuôi quả và sinh rễ thay thế.
Sau những ngày mưa lũ, vườn bưởi da xanh 500 gốc của gia đình ông Phạm Văn Vượng (thôn Soi Đát, xã Xuân Vân) rụng khá nhiều. Ông Phạm Văn Vượng cho hay, số quả không bị rụng thì lấm đặc bùn đất, gia đình phải kéo dây dẫn, bơm nước rửa từng quả. Toàn bộ cây chống cành bị đổ thì phải chống lại từng cây. Nếu không ngập lụt, vườn bưởi của gia đình ông Vượng chỉ còn hơn 1 tháng nữa là cho thu hoạch với giá trị trên 300 triệu đồng.
Còn gia đình bà Nguyễn Thị Thu (thôn Hữu Vu, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương), chỉ một ngày mưa bão đã khiến 4 ha rừng của gia đình bị gãy đổ. Bà Nguyễn Thị Thu nghẹn ngào, vườn rừng gia đình trồng keo và bạch đàn từ 1 - 2 năm tuổi. Trong 4 ha bị ảnh hưởng do bão lũ, khoảng 2 ha keo đã gãy đổ hoàn toàn buộc gia đình phải chặt bỏ để trồng mới. Số còn lại là bạch đàn và keo mới trồng bị nghiêng, gãy cành và bà đang tập trung vun đất, dựng lại.
Theo ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương, toàn huyện bị gãy đổ khoảng 360 ha rừng. Riêng Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương đã bị đổ, gãy 200 ha rừng keo, bạch đàn từ 1 đến 5 năm tuổi, thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, đơn vị đang tập trung dựng lại cây và buộc cọc chống đỡ diện tích bạch đàn từ 1 - 2 năm tuổi, còn hơn 120 ha cây từ 4 - 5 năm tuổi sẽ tận thu sớm và tiến hành trồng mới.
Tại huyện Chiêm Hóa, ông Phạm Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết, nhiều bà con chăn nuôi lợn, trâu bò trên địa bàn đã kịp di chuyển vật nuôi nhưng các chuồng trại bị ngập sâu. Hiện tại, chính quyền địa phương phối hợp với cán bộ nông, lâm nghiệp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Hầu hết các hộ đã tiến hành rửa chuồng trại bị ngập, phun thuốc khử trùng, rắc vôi xử lý môi trường đảm bảo các điều kiện tái sản xuất.
Thống kê cho thấy, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 cùng với việc xả lũ thủy điện Tuyên Quang đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp. Theo đó, 5.430 ha lúa bị đổ, ngập; trên 3.420 ha ngô, sắn, hoa màu và trên 843 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 720 ha cây lâm nghiệp bị đổ, gãy; tràn bờ trên 583 ha ao, hồ gây thiệt hại 415 lồng cá nuôi trên sông Lô...
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung chỉ đạo các địa phương bám sát tình hình thực tế thực hiện phương án tận thu những sản phẩm nông nghiệp như: lúa, hoa màu, cây ăn quả... bị gãy đổ; chú trọng công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tái sản xuất khi các điều kiện đảm bảo.
Các cơ quan chức năng khẩn trương chuẩn bị các giống cây trồng, vật nuôi phục vụ bà con nông dân. Đồng thời, ngành nông nghiệp tiếp tục chủ động tham mưu tỉnh để có các phương án hỗ trợ nông dân, góp phần nhanh chóng khôi phục lại sản xuất ngành nông nghiệp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng nốt cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Tuyên Quang vào 10h ngày 17/9
09:51' - 17/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 6907/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h ngày 17/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi nhân dân vùng lụt, bão tại Tuyên Quang
18:33' - 12/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ sâu sắc với người dân đang phải chịu ảnh hưởng do bão lũ gây ra, mong muốn người dân tiếp tục đoàn kết hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn.
-
Kinh tế tổng hợp
Cận cảnh ứng phó vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang
07:53' - 11/09/2024
Trước đó tại vị trí này đã có dấu hiệu của rò rỉ nước, công tác di dời người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng đã được triển khai nên không có thiệt hại về người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49'
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17'
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Động lực mới ở Khánh Hòa
18:14'
Tỉnh Khánh Hòa xác định cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục là lực lượng tiên phong, đồng hành cùng địa phương trên hành trình hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Không để người dân nào bị đói, khát, cô lập trong lũ lụt
17:11'
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Hàng dồi dào nhưng chợ vắng khách
15:58'
Thời tiết bất thương, tại thị trường TP. Hồ Chí Minh nghịch lý đang diễn ra: hàng hóa đầy ắp kệ, người mua ngày càng thưa vắng, sức tiêu thụ sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
15:52'
Ban Chỉ đạo tổ chức Phiên họp thứ nhất để bàn về một trong những nội dung rất quan trọng là triển khai phòng, chống thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt tiềm năng ngành cơ khí – chế tạo
15:46'
Trong bối cảnh địa chính trị và công nghệ toàn cầu liên tục biến động, ngành cơ khí - chế tạo Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trụ cột chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc sớm bàn giao mặt bằng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài trước 15/8
13:46'
Cao tốc Tp Hồ Chí Minh-Mộc Bài là dự án trọng điểm quốc gia đang bước vào giai đoạn quyết định với nỗ lực không ngừng trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là ở địa phận tỉnh Tây Ninh.