Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040
Theo Đồ án được phê duyệt, tầm nhìn đến năm 2060, Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình - có trình độ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới; là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, có vai trò là cực tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển vùng phía Nam và cả nước; là khu vực có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.
Mục tiêu phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng thúc đẩy sáng tạo, tương tác cao gắn với phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Hình thành các khu vực động lực để phát huy vai trò trung tâm vùng và cực tăng trưởng của cả nước.
Tổ chức hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương lân cận, với cả nước và quốc tế theo chiến lược và trọng điểm; tăng cường kết nối giữa các khu vực trong Thành phố nhằm tổ chức hoạt động đô thị hiệu quả; phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng.
Tập trung tái phát triển các khu đô thị hiện hữu, mở rộng không gian phát triển đô thị gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tối ưu hóa trong tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tạo lập không gian đô thị đa dạng, tối đa hóa khả năng cung cấp việc làm, hướng tới phát triển dịch vụ đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc không gian kiến trúc, cảnh quan, sinh thái đa dạng của thành phố, đặc biệt là các giá trị đặc trưng của đô thị vùng sông nước, cửa biển và thích ứng với biến đổi khí hậu. *Phát triển mô hình đô thị đa trung tâm, hình thành 6 phân vùng Về tính chất đô thị, Quyết định nêu rõ: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của Vùng trọng điểm phía Nam; là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước. Dự báo đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 11-13,7 triệu người; đến năm 2040: khoảng 14-16,5 triệu người. Đến năm 2030, đất xây dựng toàn Thành phố khoảng 100.000 - 105.000 ha, (trung bình khoảng 73 - 95 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 65.000 - 68.000 ha (trung bình khoảng 47 - 62 m2/người). Đến năm 2040: đất xây dựng toàn Thành phố khoảng 125.000 - 130.000 ha (trung bình khoảng 75 - 93 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 85.000 - 88.000 ha (trung bình khoảng 52 - 63 m2/người). Về định hướng phát triển không gian, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, hình thành các phân vùng đô thị đa chức năng với hạt nhân là các khu vực trọng điểm về tài chính, thương mại, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo và sản xuất công nghệ cao… nhằm thúc đẩy tương tác trong các hoạt động kinh tế - xã hội và liên kết phát triển. Phát triển không gian đô thị gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng; kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông quốc gia, quốc tế tạo lập hành lang lưu thông và phát triển kinh tế đô thị. Cấu trúc không gian Thành phố phát triển theo 6 phân vùng gồm: Phân vùng trung tâm và các phân vùng phía Đông, phía Tây, phía Bắc, phía Nam và phía Đông Nam. Mỗi phân vùng được cấu trúc theo hướng đa chức năng, gắn với các khu vực trọng điểm phát triển có vai trò trung tâm vùng, quốc gia và quốc tế nhằm tạo cơ hội việc làm và môi trường sống có chất lượng cao. Tổ chức không gian các phân vùng gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng. Cụ thể, 6 phân vùng: 1- Phân vùng đô thị trung tâm (khu vực nằm phía trong đường Vành đai 2 và nằm phía Bắc kênh Đôi, kênh Tẻ) 2- Phân vùng phía Đông (thành phố Thủ Đức hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Thủ Đức) 3- Phân vùng phía Tây (gồm khu vực phía Bắc phân vùng đô thị trung tâm và một phần khu vực phía Nam - phần nằm phía Tây sông Cần Giuộc của huyện Bình Chánh và phần phía Tây Quốc lộ 1 thuộc quận Bình Tân hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Bình Chánh) 4- Phân vùng phía Bắc (gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và phần phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc Quận 12 hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Củ Chi - Hóc Môn) 5- Phân vùng phía Nam (gồm khu vực phía Nam Kênh Đôi thuộc Quận 8, khu vực phía Đông sông Cần Giuộc thuộc huyện Bình Chánh, Quận 7 và huyện Nhà Bè hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Quận 7 - Nhà Bè) 6- Phân vùng phía Đông Nam (gồm toàn bộ huyện Cần Giờ hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Cần Giờ).*Hành lang phát triển dọc sông Sài Gòn
Về định hướng các trục không gian và hành lang phát triển, Đồ án kế thừa nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tiếp tục phát triển Thành phố theo 4 hướng là: hướng Đông, hướng Nam ra biển, hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam. Cùng với đó, bổ sung phát triển các trục không gian gồm: 4 trục theo hướng Bắc - Nam: Trục ven sông Sài Gòn - Huỳnh Tấn Phát; Quốc lộ 22 - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Hữu Thọ; Đường Tỉnh 743 - Vành đai 2 - Nguyễn Lương Bằng - trục động lực phát triển mới phía Tây Cần Giờ; Tỉnh lộ 10 - Vành đai 2 - Quốc lộ 50. 5 trục Đông - Tây gồm: Trục Quốc lộ 1A; Trục qua sân bay (Phạm Văn Đồng – Nguyễn Thị Tú nối dài đến Long An); Võ Nguyên Giáp - Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt - Võ Văn Kiệt kéo dài; Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Nguyễn Văn Linh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; Cảng hàng không quốc tế Long Thành - Hoàng Quốc Việt - Trịnh Quang Nghị - Vành đai 2 - Trần Đại Nghĩa. Hình thành các hành lang phát triển mới gồm: Hành lang phát triển dọc sông Sài Gòn: Lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, từ khu vực trung tâm truyền thống ở ven sông, phát triển dải đô thị hai bên sông thành dải đô thị trung tâm - điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông và lịch sử hình thành phát triển của Thành phố. Tổ chức tuyến đường dọc sông Sài Gòn kết nối các không gian đô thị sinh thái; phát triển tuyến giao thông công cộng sức chở lớn. Phát triển các khu vực gắn với các đầu mối giao thông chính; tổ chức dải công viên công cộng liên tục ven sông, bố trí tuyến đường xe đạp - đi bộ xuyên suốt, kết nối với các không gian đô thị; đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ ven sông. Hành lang kinh tế ven biển, tổ chức hệ thống giao thông liên vùng, kết nối khu vực ven biển phía Nam của Thành phố với các tỉnh lân cận, đồng thời kết nối các trung tâm kinh tế biển như cảng trung chuyển quốc tế, các khu vực đô thị du lịch, công nghệ, sinh thái ven biển, lấn biển, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. *Tổ chức không gian sản xuất công nghiệp, công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nâng cấp, phát triển và hình thành mới các khu công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 2.200 - 2.600 ha gồm: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, khu công viên khoa học và công nghệ tại phân vùng đô thị Thủ Đức; khu công nghệ cao Phú Mỹ Hưng tại huyện Củ Chi hiện nay. Phát triển các khu công nghệ khác tại khu đô thị trung tâm và tại các khu vực huyện Củ Chi, Bình Chánh và Nhà Bè hiện nay. Tại các khu hiện hữu, chuyển đổi không gian theo hướng tăng cường kết nối hoạt động sản xuất, tập trung nghiên cứu - phát triển, hoàn thiện hệ sinh thái sáng tạo để dẫn dắt trình độ công nghệ của khu vực và quốc gia; hình thành không gian nghiên cứu - kết hợp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Tạo lập hệ sinh thái sáng tạo, kết nối hoạt động sản xuất, dịch vụ và tổ chức lưu trú phù hợp với mô hình sản xuất mới. Tập trung phát triển chức năng công nghiệp gồm 33 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 7 cụm công nghiệp, quy mô khoảng 9.200 - 10.200 ha tại các khu vực dọc theo Vành đai 3, tuyến tránh của Quốc lộ 22, cảng Hiệp Phước và một số khu vực thuận lợi kết nối giao thông và chuyển đổi chức năng tại Bình Chánh, Củ Chi, Bắc Cần Giờ hiện nay… Khuyến khích phát triển mới, chuyển đổi không gian trong khu công nghiệp phù hợp với mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường đô thị.*Ưu tiên phát triển quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho thuê
Về định hướng phát triển nhà ở, dự kiến đến năm 2030, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân toàn Thành phố đạt khoảng 27 - 30 m2/người, đến năm 2040 đạt khoảng 30 - 32 m2/người. Phát triển nhà ở gắn với quá trình phát triển mở rộng đô thị; cải tạo chỉnh trang và tái thiết các khu vực trong Thành phố nhằm nâng cao điều kiện ở và chất lượng sống của người dân đô thị, nông thôn.
Đối với khu dân cư hiện hữu, theo điều kiện từng khu vực cụ thể, khuyến khích hợp thửa, tái điều chỉnh đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng tầng cao xây dựng và tăng tỷ lệ không gian thoáng trong các khu vực có mật độ xây dựng cao; bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để nâng cao chất lượng môi trường sống. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới, đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Khuyến khích phát triển theo mô hình đô thị nén, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; gắn với việc hình thành, mở rộng các khu vực có nhu cầu sử dụng lao động như khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, trường đại học... để cung cấp chỗ ở tại chỗ cho các đối tượng lao động và tối ưu khoảng cách đi lại. Phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung, nhà ở công nhân, nhà ở học sinh, sinh viên… đồng bộ với việc phát triển các trung tâm đào tạo, khu công nghiệp, khu chế xuất tại các phân vùng phát triển của Thành phố.... Ưu tiên phát triển quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho thuê, xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên; xây dựng quỹ nhà ở chính sách (dành cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng).Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/phe-duyet-do-an-dieu-chinh-quy-hoach-chung-tp-ho-chi-minh-den-nam-2040-post1043867.vnp
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Hà Nội phê duyệt loạt đồ án quy hoạch và dự án đầu tư hạ tầng
20:52' - 10/06/2025
UBND TP Hà Nội đã ban hành loạt quyết định quan trọng liên quan đến điều chỉnh quy hoạch chi tiết và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại nhiều địa bàn trên địa bàn Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tỉnh Lâm Đồng mới khẩn trương xây dựng lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới
13:14' - 09/06/2025
Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận là những vùng đất anh hùng, kiên cường trong kháng chiến, cần cù trong lao động, sáng tạo trong đổi mới.
-
Bất động sản
Miễn giấy phép xây dựng với dự án đã quy hoạch: Cú hích mạnh cho thị trường bất động sản
17:20' - 05/06/2025
Bộ Xây dựng triển khai cải cách mạnh thủ tục xây dựng, trong đó đề xuất miễn giấy phép cho dự án đã quy hoạch 1/500, góp phần tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Bất động sản khởi sắc nhờ “trợ lực” pháp lý
14:48'
“Trợ lực” pháp lý chính là một trong những động lực mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và khởi sắc để hướng tới tăng trưởng trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Đặc khu Phú Quốc trên hành trình trở thành đô thị số
17:26' - 16/07/2025
Phú Quốc - “đảo Ngọc” của tỉnh An Giang và cả nước đang triển khai các giải pháp công nghệ trọng tâm nhằm hướng đến đô thị thông minh, đô thị biển đảo độc đáo, đẳng cấp quốc tế.
-
Bất động sản
Hưởng lợi kép khi chọn nhà phố, biệt thự Kim Ngân 2, đô thị Sun Group Nam Hà Nội
15:00' - 16/07/2025
Sun Property vốn đã thành công với các dự án đô thị tại Hạ Long, Thanh Hóa…, đang tiếp tục kiến tạo phân khu Kim Ngân 2 ngay trục đại lộ lễ hội, trong lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
-
Bất động sản
Trung Quốc: Các thành phố lớn khôi phục đà tăng trưởng của thị trường bất động sản
09:44' - 16/07/2025
Trong nửa đầu năm nay, tổng lượng giao dịch nhà mới và nhà cũ tại Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Bất động sản
Việt Nam đón sóng FDI công nghiệp: Thời cơ và phép thử cho phát triển bền vững
16:27' - 15/07/2025
Những thay đổi trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang đến cơ hội thu hút dòng vốn FDI mới và nâng cao vai trò của Việt Nam trên bản đồ sản xuất – logistics quốc tế.
-
Bất động sản
TP. HCM cấp điện cho nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp
16:04' - 15/07/2025
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã chỉ đạo để rà soát hồ sơ, hoàn tất khảo sát và ký hợp đồng mua bán điện cho các hộ dân tại Chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp.
-
Bất động sản
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực nhà ở
15:47' - 15/07/2025
Bộ Xây dựng vừa công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý. Theo đó, sẽ có 3 thủ tục do cấp bộ và 3 thủ tục do cấp tỉnh thực hiện.
-
Bất động sản
Vĩnh Long “giải nhiệt” cơn khát nhà ở xã hội
12:28' - 15/07/2025
Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long cho hay, đến thời điểm hiện tại tỉnh Vĩnh Long đã triển khai hoàn thành 1.065 căn, đạt khoảng 44% chỉ tiêu được giao trong năm 2025.
-
Bất động sản
Dự án Sun Group Hà Nội: Tiên phong mang tinh thần khách sạn 6 sao vào không gian sống
10:36' - 15/07/2025
Sun Feliza Suites tiên phong mang tinh thần ấy vào chính không gian sống hằng ngày của cư dân thành thị.