Màn dạo đầu cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tiền tệ toàn cầu?
Mong muốn nắm giữ tài sản Mỹ của các nhà đầu tư đang giảm đi khi chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với nhiều loại tiền tệ khác, đã giảm xuống mức thấp mới trong ba năm.
Thị trường cho rằng yếu tố chính chi phối đằng sau đợt biến động tỷ giá hối đoái này là phản ứng dây chuyền do các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan buộc phải cùng nhau phòng ngừa rủi ro, trong bối cảnh đồng USD được dự đoán mất giá mạnh, phản ánh sự mong manh về mặt cấu trúc của hệ thống tài chính Đài Loan trước dự đoán đồng USD mất giá.
Bloomberg đưa tin tỷ giá Đài tệ tăng mạnh khi các nhà xuất khẩu chuyển đổi USD sang Đài tệ vào ngày 2/5 và ngày 5/5 và các công ty bảo hiểm nhân thọ đã phòng ngừa danh mục đầu tư bằng USD của họ. Các nhà giao dịch tiền tệ cho biết có ít dấu hiệu cho thấy tình hình sẽ đảo ngược ngay lập tức.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan nắm giữ tài sản nước ngoài trị giá 767 tỷ USD, chủ yếu là nợ của Mỹ. Khi đồng USD đột nhiên giảm giá so với đồng Đài tệ, giá trị của các khoản đầu tư này sẽ giảm đáng kể đối với những người Đài Loan nắm giữ, do đó cần phải phòng ngừa rủi ro tiền tệ.
Các nhà phân tích nhận định rằng nếu Đài Loan không can thiệp hiệu quả trong thời gian tới, ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp tục phòng ngừa rủi ro đồng USD, gây ra hiệu ứng xoắn ốc khiến đồng Đài tệ tiếp tục tăng giá.
Theo Yonhap, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong ngày 6/5 cho biết sự mạnh lên gần đây của các đồng tiền châu Á có liên quan đến hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng cũng là do Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc các nước châu Á tăng giá đồng tiền.
Chính quyền Tổng thống Trump liên tục lập luận rằng đồng USD bị định giá quá cao, gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và dẫn đến mất cân bằng thương mại. Lợi ích trực tiếp nhất của đồng USD yếu hơn là làm tăng lợi thế xuất khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh về giá của ngành sản xuất của Mỹ.
Bài viết trên tờ wallstreetcn.com chỉ ra rằng các nền kinh tế châu Á đã tích lũy được một lượng lớn USD thông qua thặng dư thương mại trong nhiều năm. Chỉ riêng các nhà xuất khẩu Trung Quốc nắm giữ tài sản trị giá từ 400-700 tỷ USD, kết hợp với thặng dư đầu tư quốc tế ròng của các nền kinh tế xuất khẩu châu Á khác, tạo ra áp lực rất lớn buộc đồng USD phải quay đầu và tăng giá trị cho đồng nội tệ.
Điều này không chỉ làm thay đổi xu hướng tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ châu Á mà còn làm thay đổi vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tờ Wall Street Journal bình luận rằng đồng Đài tệ mạnh bất thường cho thấy đồng USD sẽ suy yếu trong dài hạn dưới tác động của thuế quan. Sức hấp dẫn toàn cầu của đồng bạc xanh đang được đánh giá lại trong khi các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chứng kiến mức đầu tư vào Mỹ giảm và chi phí tài chính tại Mỹ tăng cao.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng không còn coi đồng USD hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn trong xung đột thương mại. Cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy Trung Quốc đã thay đổi chiến lược tích trữ USD và chuyển sang đồng nhân dân tệ. Đối với Trung Quốc, việc đồng USD tăng giá sẽ mang lại nhiều thách thức hơn cho xuất khẩu, nhưng sự suy giảm tín dụng của đồng USD cũng sẽ làm tăng cơ hội quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30' - 09/05/2025
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan có thể khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu thiệt hại 330 tỷ USD
20:46' - 19/04/2025
Viện Kinh tế Đức (IW) ngày 18/4 cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại tới 290 tỷ euro (330 tỷ USD) trong giai đoạn 2025-2028.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30'
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30'
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.