Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng lao động
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 28/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Giải trình về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Cùng với những thành tựu về kinh tế, thời gian qua, với sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương, các lĩnh vực an sinh xã hội đã được triển khai kịp thời, thiết thực và hiệu quả.Riêng về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay đây là một trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia và được hoàn thiện nhanh nhất, sớm nhất, đồng bộ nhất. "Chúng tôi đã hoàn thành tất cả các văn bản, thể chế và đến nay tất cả 48 địa phương được hỗ trợ theo quy định Nhà nước, đều đã phân bổ các chương trình, dự án; chỉ tiêu giảm nghèo về cơ bản đạt được", Bộ trưởng nêu rõ.
Về vấn đề dạy nghề và lao động, Bộ trưởng đánh giá, tổng quát cho thấy, lực lượng lao động của nước ta phục hồi nhanh, chuỗi cung ứng lao động không bị đứt gãy. Đến nay, quy mô lao động của Việt Nam đạt 51,9 triệu người, tăng 2,8 triệu người so với cùng kỳ. Tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động đạt 68,7%. Tỷ lệ thất nghiệp đến thời điểm này là 2,28 %. Việt Nam thuộc các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp.Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển thị trường linh hoạt, hiện đại, bền vững, phát triển; trong đó nòng cốt là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết cung cầu lao động, góp phần chuyển dịch, nâng cao năng suất lao động.
Cùng với đó, chú trọng các chương trình đầu tư công; khẩn trương hoàn thiện, tiếp nhận, chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng cao hàng đầu thế giới, nhất là của Đức, từ đó phấn đấu vào top ASEAN 4; góp phần dẫn dắt thực hiện đào tạo theo cơ chế doanh nghiệp nhà nước và người học cùng tham gia.
"Mỗi doanh nghiệp lớn sẽ là một trường thực hành, nhất quán chủ trương phân luồng sớm, phân luồng mạnh, nâng cao tỷ lệ lao động có chứng chỉ, bằng cấp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là kỹ năng nghề", Bộ trưởng nêu rõ. Về một số vấn đề vướng mắc liên quan đến việc công nhận học sinh cấp 2, cấp 3 trong các trường nghề, Bộ trưởng cho biết, vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội nêu trong rất nhiều kỳ họp, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa được tháo gỡ. Hiện cả nước có 63/63 địa phương đều tiến hành tổ chức cho các trường nghề dạy văn hóa gồm 625 trường nghề vừa học nghề vừa học văn hóa với khoảng trên 400.000 người các cháu đang học. Điều này phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và kết luận của Quốc hội. Nội dung này cũng đã được thử nghiệm, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho áp dụng triển khai nhiều năm. Theo thông lệ quốc tế, nhất là tại các nước phát triển giáo dục nghề nghiệp như Đức, Nhật, Singapore, các quốc gia đều triển khai theo hướng này. Phần lớn các học sinh học trường nghề đều vừa học nghề vừa học văn hóa. Lý do là các cháu không có nhu cầu học cao hơn hoặc gia đình khó khăn. Các học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề để sớm tiếp cận thị trường."Đây là một chủ trương đúng, do đó chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và tối qua Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu là 3 Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động-Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tháo gỡ chuyện này. Tối qua tôi đã trao đổi với đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết tâm, kết thúc Kỳ họp này phải tháo gỡ được vấn đề trên", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định rõ./.
- Từ khóa :
- lao động
- nhân lực
- chất lượng lao động
- an sinh xã hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo chính sách hấp dẫn thu hút lao động vào khu vực công
20:31' - 27/10/2022
Theo Bộ trưởng Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy, rà soát hệ thống thể chế, đổi mới công tác tuyển dụng và xây dựng chính sách hấp dẫn là cần thiết để thu hút lao động vào khu vực công.
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 800 lao động tự do ở Campuchia về nước qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài
17:07' - 27/10/2022
Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh, từ chiều 26/10 đến trưa 27/10, đã có hơn 800 người Việt Nam lao động ở Campuchia về nước qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Đề án Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động
10:03' - 24/10/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.