Tạo chính sách hấp dẫn thu hút lao động vào khu vực công
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 27/10, tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã tham gia giải trình, làm rõ thêm vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, đó là tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Về tình hình công chức, viên chức, nghỉ việc và thôi việc, Bộ trưởng cho biết: Theo số liệu tổng hợp của Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố và tất cả các bộ, ngành trung ương, từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, tổng số công chức, viên chức thôi việc là 39.550 người, bằng 1,94% tổng biên chế công chức, viên chức, trong đó công chức là 4.029 người, chiếm 10% tổng số công chức, viên chức thôi việc; viên chức là 35.532 người, chiếm 90% tổng số công chức, viên chức thôi việc.Ở Trung ương, số thôi việc chiếm 18% và ở các địa phương chiếm 82%. 8 địa phương có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ. Tính theo lĩnh vực, tỷ lệ nghỉ nhiều nhất tập trung vào lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế...
Từ các số liệu thống kê, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, số lượng công chức, viên chức nghỉ việc so với tổng biên chế là không lớn (1,94%), tuy nhiên lại tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực giáo dục, y tế. "Điều này có thể nói là một thách thức cho sự nghiệp công, trực tiếp chăm lo cho nhân tố con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội", Bộ trưởng bày tỏ. Bên cạnh đó, số người nghỉ việc, thôi việc đa số trong độ tuổi trẻ từ 40 tuổi trở xuống và có trình độ đại học (chiếm trên 50%); tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, dịch vụ công khu vực ngoài nhà nước phát triển, nhất là dịch vụ y tế và giáo dục. Cho rằng tình trạng công chức, viên chức thôi việc là một thực trạng chung của nhiều nước trên thế giới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà phân tích một số nguyên nhân chủ yếu khiến công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc trên góc độ khách quan, tổng thể của ngành. Thứ nhất, Việt Nam đang tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, đầy đủ, hội nhập nhằm đạt tới một thị trường lao động vận hành theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường, nhất là quy luật cung - cầu. Đồng thời, thị trường lao động đòi hỏi khả năng kết nối, vận hành đồng bộ, tương tác, thông suốt giữa các vùng trong cả nước, giữa nông thôn với thành thị, giữa khu vực công với khu vực tư, với các nước trong khu vực và quốc tế.Người lao động có cơ hội bình đẳng trên thị trường lao động, được tự do lựa chọn việc làm, tự do dịch chuyển trên thị trường lao động. Việc công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư là yếu tố khách quan trên cơ sở điều tiết của thị trường lao động, theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; đồng thời tạo động lực để thúc đẩy nhanh hơn sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa thị trường lao động ở khu vực công và khu vực tư.
Thứ hai, trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công, trong đó dịch vụ y tế, giáo dục ngoài công lập phát triển khá mạnh ở khu đô thị, tạo cơ hội cho người lao động ra, vào khu vực công và khu vực tư thường xuyên theo quy luật cung - cầu lao động và yêu cầu xu thế của tự chủ xã hội hóa khu vực sự nghiệp công. Tuy nhiên, tỷ lệ ra khu vực tư ở lĩnh vực giáo dục không cao như đối với lĩnh vực y tế. Thứ ba, đại dịch COVID-19 hơn hai năm qua đã tác động sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung và người lao động nói riêng, làm thay đổi lớn loại hình công việc, phương thức làm việc và cả nhận thức về việc làm và cuộc sống. Khu vực tư nhân sau đại dịch tiếp tục được củng cố và phát triển. "Ước năm 2022 có 135.000 doanh nghiệp mới được gia nhập thị trường, thiếu hụt một lực lượng lao động lớn, đòi hỏi doanh nghiệp có chính sách hấp dẫn hơn để thu hút người lao động, trong đó có công chức ở khu vực công. Như vậy, xét về mặt tổng thể, việc chuyển dịch này cũng có yếu tố tích cực để thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo động lực, cơ hội để thúc đẩy khu vực công cơ cấu lại công chức, viên chức và xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, hướng tới sự đổi mới, tiến bộ, công bằng, cạnh tranh lành mạnh nguồn nhân lực trong khu vực công", Bộ trưởng làm rõ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ cũng thừa nhận tình trạng số công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc đồng loạt trong thời điểm hơn hai năm qua là điều cần nhìn nhận nghiêm túc và cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, nguyên nhân của tình trạng này một phần do tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức khu vực công còn thấp hơn so với thu nhập của người cùng trình độ làm việc ở khu vực tư. Bên cạnh đó, áp lực công việc đối với công chức, viên chức ngày càng cao, nhất là viên chức y tế làm việc trong bối cảnh khó khăn, nguy hiểm của đại dịch COVID-19 bùng phát. Đối với lĩnh vực giáo dục, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông yêu cầu giáo viên thay đổi phương thức làm việc trong điều kiện của đại dịch COVID-19, trong khi đó các điều kiện để thực hiện việc này còn rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, môi trường làm việc ở một số nơi chưa tạo được động lực, cơ hội cho công chức, viên chức phát huy tốt năng lực sở trường. Quản trị trong khu vực công chưa có những thay đổi lớn, cơ bản vẫn theo thói quen, lề lối cũ. Trong khi đó, khu vực tư rất chú ý đến tiếp cận phương thức quản trị hiện đại, khích lệ người lao động làm việc, ghi nhận kịp thời giá trị đóng góp, cống hiến của người lao động... Trước thực trạng đó, Trưởng ngành Nội vụ cho rằng, giải pháp chủ yếu là cần tập trung cải cách đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, đồng thời các nhiệm vụ, trước hết là thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quan tâm rà soát hệ thống thể chế, đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, chất lượng, hiệu quả hơn nữa và sớm xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng người tài năng, có chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Đặc biệt, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cần xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý thực sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc; xây dựng môi trường văn hóa, làm việc công bằng, dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại; có điều kiện, môi trường để công chức, viên chức thể hiện tài năng của mình; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền cũng như đổi mới lề lối, phương thức làm việc để phát huy sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức./.Tin liên quan
-
Đời sống
Bộ Nội vụ phân tích nguyên nhân gần 40 nghìn công chức, viên chức nghỉ việc
18:13' - 01/10/2022
Tại họp báo Chính phủ chiều 1/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có 9.397 nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, chuyển việc ra khu vực tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ đề nghị khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc
20:46' - 21/09/2022
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.