Hà Nội tập trung xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng
Trong khuôn khổ họp lần thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI (diễn ra từ ngày 9/12 - 12/12), thông tin làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm như việc quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị, nhất là đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng; vấn đề cải tạo chung cư cũ...
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Việc quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực, các công trình lớn được hoàn thành; trong đó, điển hình là vận hành dự án đường sắt đô thị trên cao trong năm 2024.
Đặc biệt, Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng. Thành phố đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; sẽ tiếp tục xây dựng mới 9 cầu. Hiện nay, thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để sớm quyết định chủ trương đầu tư đối với 3 cầu gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.Về vấn đề cải tạo chung cư cũ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, đây là vấn đề nhức nhối nhất của Hà Nội trong năm qua. Nêu những khó khăn trong nguồn vốn quy hoạch, ông Trần Sỹ Thanh cũng chỉ ra, đến nay chưa có quận, huyện nào hoàn thành quy hoạch chi tiết các khu cải tạo chung cư cũ. Ở một số nơi như quận Ba Đình, quận Đống Đa đã vận động được người dân di dời ra khỏi khu chung cư cũ nhưng vẫn chưa xây được vì chưa có kế hoạch.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thêm, thành phố cố gắng trong quý I/2025, tất cả các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch. Ngoài ra, thành phố mới kiểm định được 50% chung cư cũ, do đó phải kiểm định hết để tập trung tuyên truyền người dân di dời thì mới tiến hành cải tạo được. Trước đó, cũng tại kỳ họp, đại biểu Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nêu thực trạng Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã qua nhiều mốc tiến độ thực hiện nhưng đến thời điểm này, sản phẩm cụ thể trên địa bàn rất ít.Đại biểu Nguyễn Lan Hương cho rằng, trong việc tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, thành phố cần có các giải pháp căn cơ hơn và cần sản phẩm cụ thể. Việc thực hiện không cần đồng loạt nhưng phải chỉ rõ khu vực cụ thể làm điểm cho toàn thành phố.
Qua giám sát việc thực hiện Đề án, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nhận thấy còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được giải quyết căn cơ, triệt để. Cùng trăn trở về kết quả thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội còn hạn chế, đại biểu Nguyễn Văn Luyến cho biết thêm, qua tổng kết, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ rõ nhưng thành phố chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ, hợp lý để thu hút doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trước đó, ngày 12/11, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5900/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 5/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND thành phố liên quan đến cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư.Theo thống kê, Hà Nội có 1.579 chung cư cũ có tuổi thọ hơn 50 năm, chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn 1960-1990 của thế kỷ trước, tập trung tại khu vực 4 quận nội thành. Sau khi rà soát, phân loại, có 200 nhà cấp C, 137 nhà cấp B và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D.
Việc đẩy nhanh quá trình cải tạo chung cư cũ, xây nhà ở tái định cư là nhiệm vụ Hà Nội đặc biệt quan tâm, với mục tiêu cốt lõi hướng đến nâng cao đời sống, tạo điều kiện an cư lạc nghiệp cho người dân. Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau 2 năm triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Sở Xây dựng Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định 1.022 nhà chung cư thuộc các quận, huyện: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Long Biên, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đông Anh, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm.Hiện đã 8 quận, huyện tổ chức lựa chọn được đơn vị kiểm định: Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Đông Anh, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Ba Đình.
Theo Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội, với 6 đợt triển khai thì đợt 1 ưu tiên thực hiện đối với 10 khu chung cư, gồm: 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn quận Ba Đình (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp) và 6 khu chung cư có tính khả thi cao (Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân). Đề án và các kế hoạch triển khai được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đã xác định các giải pháp để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện. Thành phố đã ban hành các quyết định tạm cấp và cấp kinh phí cho một số quận, huyện để thực hiện kiểm định và lập quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ. UBND các quận, huyện đang tập trung triển khai lựa chọn nhà thầu để kiểm định, lập quy hoạch.Tin liên quan
-
Tài chính
Hà Nội: Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các đại lý hải quan
15:10' - 12/12/2024
Cục Hải quan Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các đại lý hải quan, đánh giá chính xác tình hình hoạt động và tuân thủ pháp luật của các đại lý.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội: Dự án mở rộng nghĩa trang sau 8 năm vẫn chưa hoàn thành
11:02' - 12/12/2024
Dự án xây dựng mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 10/2016 nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
-
Kinh tế tổng hợp
Tuyến vành đai 1, Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) phấn đấu về đích năm 2025
21:11' - 11/12/2024
Theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2024 nhưng do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng nên dự án không về đích đúng tiến độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh di dời doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
14:41'
Ngày 16/7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị liên quan về việc di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội giám sát việc bảo vệ môi trường của Tập đoàn EVN và Vinachem
14:40'
Sáng 16/7, Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Tập đoàn EVN, Tập đoàn Vinachem về thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Kiến tạo kỷ nguyên mới, dẫn dắt hội nhập sâu rộng
14:08'
Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025 – 2030 gồm 29 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3% – 8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
13:59'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3% – 8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp lạc quan, sản xuất công nghiệp kỳ vọng khởi sắc quý III
12:17'
Dự kiến, hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2025, có 37,3% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn quý trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt đầu tư 3 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông trong tháng 7
12:12'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký ban hành Công điện Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh các hầm đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Những sáng kiến từ ABAC là động lực cho sự phát triển bền vững của khu vực
11:31'
Sáng 16/7, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt trọng điểm
11:25'
Chính quyền thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để chuẩn bị khởi công 2 dự án đường sắt trọng điểm quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kịch bản tăng trưởng
10:37'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.