Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới từ kinh tế chăm sóc
Hội thảo thu hút sự tham dự của gần 130 đại biểu là đại diện Lãnh sự quán một số nước tại TP. Hồ Chí Minh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nhân nữ, các doanh nghiệp, doanh nhân nữ.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Sự phân bổ không cân bằng của các trách nhiệm chăm sóc giữa nam và nữ đang tạo ra những rào cản lớn đối với sự tham gia và phát triển nghề nghiệp của phụ nữ. Đầu tư vào kinh tế chăm sóc không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn là một chiến lược kinh tế quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Hội thảo là một phần trong nỗ lực của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và UN Women nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ tại Việt Nam.
Tại sự kiện, bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) chia sẻ, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người ốm, người dễ bị tổn thương và các thành viên trong gia đình là quyền và trách nhiệm chung của mọi người. Đây là yếu tố cần thiết để gia đình, xã hội và nền kinh tế vận hành và phát triển.
Tuy nhiên, ở khắp nơi trên thế giới phụ nữ phải gánh vác khối lượng công việc chăm sóc không trả lương nhiều hơn so với nam giới. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung bình phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương nhiều gấp 2,5 lần so với nam giới. Phụ nữ Việt Nam dành thời gian làm việc nhà gần gấp đôi so với nam giới.
Trách nhiệm chăm sóc là một trong những lý do chính khiến phụ nữ hạn chế tham gia thị trường lao động. Do thiếu các dịch vụ chăm sóc, nên phụ nữ phải nhận những công việc bấp bênh, không ổn định hay thậm chí phải nghỉ việc.Bên cạnh đó, các công việc chăm sóc có trả lương thường do phụ nữ đảm nhận, đa số là phụ nữ di cư, không có điều kiện làm việc tốt, cùng với mức lương thấp và hạn chế trong chế độ bảo hộ lao động và bảo trợ xã hội. Nếu xem xét sự tham gia đóng góp của phụ nữ cho tất cả các hình thức chăm sóc, thì phụ nữ đã đóng góp tới 11 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi do công việc chăm sóc không được đánh giá cao và sự thiếu đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc, khiến chúng ta bị thụt lùi trong tiến trình đạt được mục tiêu về bình đẳng giới.
Kinh tế chăm sóc chỉ lĩnh vực kinh tế liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc (được trả lương và không được trả lương) cho con người bao gồm trẻ em, phụ nữ, người già, người bệnh, người khuyết tật... Kinh tế chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của xã hội. Hội thảo trao đổi về kinh tế chăm sóc, tầm quan trọng của kinh tế chăm sóc; doanh nghiệp thực hành tốt các chính sách chăm sóc thân thiện với gia đình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, tuân thủ quy định pháp luật lao động và bình đẳng giới và khách hàng có thể tiếp cận; hướng tới xây dựng kinh tế chăm sóc có trách nhiệm giới tại Việt Nam./.- Từ khóa :
- Bình đẳng giới
- kinh tế chia sẻ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trao đổi, tham khảo mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
19:20' - 20/03/2025
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu phát triển mới, phải nhanh hơn, bền vững hơn, chất lượng hơn, hướng tới thực hiện thắng lợi hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 và 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Điện Biên
18:26' - 20/03/2025
Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Điện Biên.
-
Ý kiến và Bình luận
Bài viết của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Thay đổi mạnh mẽ quan điểm và nhận thức về vai trò khu vực kinh tế tư nhân
09:50' - 20/03/2025
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân dựa trên chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về sử dụng bảng kê thu mua nguyên liệu
21:11' - 27/07/2025
Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp C/O không bắt buộc có giấy xác nhận của địa phương.
-
DN cần biết
Động lực giữ chân dòng vốn FDI
17:06' - 27/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2025, Bắc Ninh thu hút FDI đứng thứ 2 toàn quốc sau thành phố Hà Nội.
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.