Bài viết của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Thay đổi mạnh mẽ quan điểm và nhận thức về vai trò khu vực kinh tế tư nhân
Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” ngày 17/3, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Liên quan đến nội dung trong bài viết, nhấn mạnh mục tiêu chiến lược của Việt Nam đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, đây là một mục tiêu rất cao nhưng không phải là không thể đạt được. Nếu chúng ta biết phát huy được đầy đủ các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, khơi thông được các điểm nghẽn tăng trưởng, tận dụng được tối đa các cơ hội phát triển của bối cảnh mới. Việc đặt ra mục tiêu rất cao là yếu tố thúc đẩy quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự thay đổi mạnh mẽ về quan điểm và nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởngTâm đắc với nội dung được Tổng Bí thư đề cập trong bài viết đó là kinh tế tư nhân là “đòn bẩy thịnh vượng", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường cho rằng, thực tế thời gian qua, mặc dù môi trường đầu tư và kinh doanh còn nhiều rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và bản thân khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn những yếu kém nội tại nhưng các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, chiếm ưu thế trong tỉ trọng đóng góp đối với tăng trưởng GDP, vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm. Các tập đoàn, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân quy mô lớn đã từng bước khẳng định khả năng đảm trách vai trò “động lực kéo” đối với tăng trưởng và phát triển; các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ bao phủ hầu khắp các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế đảm trách vai trò “động lực đẩy” đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là thước đo chính xác nhất về trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phát triển khu vực kinh tế tư nhân dựa trên chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và đảm bảo khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, là yếu tố tạo nên “đòn bẩy thịnh vượng” của quốc gia. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hùng Cường cho rằng, thời gian qua, các động lực tăng trưởng truyền thống gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu đã báo hiệu điểm tới hạn nếu không có sự thay đổi về chất. Các động lực tăng trưởng mới như: Chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được xác định nhưng chưa được cụ thể hóa bằng thể chế, chính sách đầy đủ để thực sự có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Các điểm nghẽn tăng trưởng có tính lâu dài gồm thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa có những giải pháp có tính căn cơ. Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn so với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực phát triển như: Đất đai, tín dụng, nguồn nhân lực chất lượng cao, thông tin, trong khi khu vực kinh tế tư nhân lại chiếm ưu thế trong tỉ trọng đóng góp đối với tăng trưởng GDP, vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm; khu vực kinh tế tư nhân khó tham gia được vào một số lĩnh vực mà vốn là “sân chơi” của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI với quy mô vốn lớn. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân vẫn tồn tại những điểm yếu nội tại về quy mô, công nghệ, năng lực quản trị, văn hóa kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, trong khi nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển khó đi vào cuộc sống do sự phức tạp của hệ thống các quy định. Tất cả các nguyên nhân trên đã làm chậm tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần II)
17:42' - 17/03/2025
Để kinh tế tư nhân phát triển, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần I)
17:24' - 17/03/2025
Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41' - 27/07/2025
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34' - 27/07/2025
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.