Đô thị vệ tinh hút làn sóng đầu tư mới
Tại hội thảo “Triển vọng đầu tư bất động sản tại các đô thị vùng Thủ đô” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 15/5, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) Nguyễn Văn Khôi chia sẻ, cả nước đang hướng tới tinh gọn từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34; trong đó Hà Nội được giữ nguyên do tính chất đặc thù.
Đây không đơn thuần là cải cách hành chính, mà là cơ hội mang tầm nhìn trăm năm để tái cấu trúc không gian kinh tế - xã hội, giúp các tỉnh, thành trong vùng cất cánh mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới. Đặc biệt, việc sáp nhập sẽ mang lại dư địa phát triển đô thị to lớn và tác động tích cực đến thị trường .
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, mức độ quan tâm và đầu tư bất động sản tại các đô thị Vùng Thủ đô tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025. Xu hướng này còn tiếp tục trong quý I/2025 khi nhu cầu tập trung nhiều ở các khu vực dọc tuyến đường Vành đai 4 và các hành lang công nghiệp kết nối Hà Nội với Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương. Rõ ràng, dòng tiền và nhu cầu đang dịch chuyển về các đô thị vệ tinh, biến các đô thị vệ tinh thành tâm điểm của thị trường.
Sức hút của các đô thị vệ tinh là quỹ đất rộng và giá còn hợp lý so với nội đô. Các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam… có thể cung cấp mặt bằng lớn để phát triển những khu đô thị hiện đại, tiện nghi mà trung tâm Hà Nội khó lòng đáp ứng do hạn chế quỹ đất.
Cùng đó, hạ tầng giao thông liên vùng đồng bộ đã rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hàng loạt dự án trọng điểm đã và đang triển khai: Đường Vành đai 3, Vành đai 4, các tuyến cao tốc liên tỉnh hướng tâm (Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên...) và hệ thống đường sắt đô thị tương lai kết nối vùng lõi với vùng ven. Nhờ đó, việc sinh sống tại Bắc Ninh, Hưng Yên hay Vĩnh Phúc và làm việc tại Hà Nội đang dần trở nên thuận tiện.
Bên cạnh đó, tại nội đô Hà Nội, giá bất động sản leo thang và mật độ dân số quá cao cùng với ô nhiễm môi trường đã và đang thúc đẩy người dân “giãn ra” các đô thị vệ tinh để tìm kiếm không gian sống trong lành, chất lượng hơn. Xu hướng này không chỉ giúp giảm tải áp lực cho trung tâm, mà còn mở ra cơ hội phát triển cho các tỉnh xung quanh.Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch VNREA - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, bất động sản vùng Thủ đô đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng bền vững, đa chức năng và liên vùng. Hà Nội tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng, dẫn dắt các lĩnh vực trọng điểm như tài chính - ngân hàng, logistics, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Trong khi đó, các tỉnh vệ tinh đang phát huy vai trò “vành đai sản xuất - hậu cần”, cung cấp mặt bằng, lao động, dịch vụ công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cho công nghiệp công nghệ cao.Sau quá trình sáp nhập, tinh gọn bộ máy, vùng Thủ đô sẽ vận hành linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, duy trì tỷ trọng GDP toàn quốc ở mức 25 - 28% vào năm 2030, tương đương quy mô hơn 3 triệu tỷ đồng. Đối với phát triển hạ tầng, chiến lược kết nối vùng đang được định hình rõ nét theo các trục “vành đai - xuyên tâm”.
Các tuyến vành đai đóng vai trò liên kết trục chính toàn vùng, trong khi cao tốc và metro nội - liên tỉnh là mạch kết nối các đô thị vệ tinh. Giao thông công cộng sẽ được ưu tiên phát triển, tạo ra sự dịch chuyển nhanh, thuận lợi hơn giữa Hà Nội và các tỉnh. Từ đó hình thành một thị trường bất động sản liên vùng, xoá bỏ ranh giới địa phương – ông Đính dự báo.
Bên cạnh đó, xu hướng giãn dân từ lõi đô thị Hà Nội thúc đẩy sự hình thành các “thành phố vùng ven” và “đô thị vệ tinh” quy mô lớn. Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kéo theo các dự án đô thị đồng bộ. Mô hình khu đô thị tích hợp - công nghiệp - dịch vụ, cùng với đô thị xanh, thông minh, nghỉ dưỡng ngày càng lên ngôi. “Cú hích” từ hạ tầng, chính sách giãn dân và dòng vốn đầu tư đổ về, các đại đô thị vùng ven và tỉnh vệ tinh sẽ trở thành “đô thị nối dài” đầy tiềm năng cho cả an cư và đầu tư trong 5-10 năm tới.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, Tổng Giám đốc SGO Homes Lê Đình Chung nhận xét, giai đoạn 2021 - 2025, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được phân bổ để đầu tư cho hệ thống giao thông, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Tại những khu vực có hạ tầng giao thông đã và đang hoàn thiện, giá trị bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng ổn định 15 - 20% chỉ trong vòng 12 tháng. Đặc biệt, trục kết nối Hà Nội – Hưng Yên đang chứng kiến tốc độ đô thị hóa tăng mạnh, với mức tăng trưởng bất động sản cao hơn 1,5 lần so với bình quân toàn thị trường, trở thành điểm nóng mới trong làn sóng đầu tư Vùng Thủ đô.Tại các thị trường bất động sản mới nổi, lợi thế lớn nhất chính là quỹ đất rộng lớn và chưa được khai thác triệt để. Đây là yếu tố then chốt giúp các địa phương thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản như Vingroup, Ecopark, Phú Mỹ Hưng hay Hòa Phát tham gia phát triển những dự án quy mô lớn. Quỹ đất dồi dào cho phép chủ đầu tư triển khai các dự án được quy hoạch bài bản, thiết kế đồng bộ, đáp ứng xu hướng sống chất lượng cao với mật độ xây dựng thấp, ưu tiên không gian xanh và hệ thống tiện ích công cộng. Đây chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản trong dài hạn, đặc biệt là phân khúc khu công nghiệp và đô thị vệ tinh.Ngoài ra, một lợi thế không thể bỏ qua là mặt bằng giá đất tại các khu vực mới nổi hiện vẫn ở mức cạnh tranh, thấp hơn từ 3 – 5 lần so với Hà Nội tùy vị trí và tiềm năng phát triển. Điều này tạo ra "cơ hội kép" cho cả nhà đầu tư và người mua: vừa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí phát triển dự án, vừa mở rộng khả năng tiếp cận nhà ở cho đông đảo người dân – ông Chung dẫn chứng.Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại nhiều tỉnh thành cũng tích cực đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục pháp lý nhằm thu hút dòng vốn đầu tư. Môi trường đầu tư cởi mở góp phần rút ngắn thời gian triển khai dự án và nâng cao hiệu quả khai thác quỹ đất tại các thị trường mới nổi.Tận dụng lợi thế, Vùng Thủ đô đang dần hình thành “vành đai phát triển mới” của thị trường bất động sản miền Bắc, trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư trong giai đoạn tới.Tin liên quan
-
Bất động sản
Đề xuất sửa đổi quy định về giá đất để gỡ vướng cho các dự án bất động sản
11:41' - 15/05/2025
VNREA đã đề xuất đóng góp sửa đổi những điểm bất hợp lý của Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện tại cho các dự án bất động sản.
-
Bất động sản
Cân nhắc các phát sinh khi tính thuế chuyển nhượng bất động sản
15:46' - 14/05/2025
Bộ Tài chính nghiên cứu phương án đánh thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhằm phù hợp với thực tế của thị trường và tối ưu khoản thuế thu nhập cá nhân đóng vào ngân sách nhà nước.
-
Thời sự
Đánh thuế bất động sản theo chênh lệch giá để chống đầu cơ
12:08' - 12/05/2025
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 12/5, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đã có trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xung quanh vấn đề về cách tính thuế bất động sản
-
Bất động sản
Nghị quyết 68-NQ/TW: Hóa giải “điểm nghẽn” trên thị trường bất động sản
14:51' - 10/05/2025
Các chuyên gia nhận định, khi kinh tế tư nhân được khơi thông nguồn lực, bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng và ổn định, doanh nghiệp bất động sản sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW
14:50' - 09/05/2025
Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Dòng tiền đổ về Vinhomes Green City, “chốt đơn” nhà phố với vốn ban đầu chỉ từ 550 triệu đồng
21:04' - 11/07/2025
Từ cuối tháng 6, giới đầu tư càng đổ mạnh về Tây Bắc TP.HCM khi dự án được trông đợi nhất là Vinhomes Green City chính thức ra hàng.
-
Bất động sản
Xu hướng mới cho bất động sản công nghiệp
16:36' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đang định hình lại đáng kể chiến lược của các nhà đầu tư.
-
Bất động sản
Cải cách thể chế mở rộng dư địa hút vốn vào bất động sản
14:48' - 11/07/2025
Tinh gọn bộ máy tạo ra khung thể chế mới với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các hoạt động đầu tư, trong đó có bất động sản – lĩnh vực vốn phụ thuộc sâu vào quy trình phê duyệt và cơ chế pháp lý.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản các tỉnh, thành khu vực phía Nam tăng tốc
14:44' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam bắt đầu xuất hiện những tín hiệu hồi phục tích cực trong hai tháng gần đây, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ chung cư.
-
Bất động sản
The RiO và tọa độ tâm mạch kết nối giao thương giữa trung tâm Đà Nẵng
11:28' - 11/07/2025
The RiO - phân khu thấp tầng thuộc quần thể Sun Ponte Residence với tầm nhìn trực diện sông Hàn hứa hẹn sẽ là tọa độ hút giới đầu tư tại Đà Nẵng thời gian tới.
-
Bất động sản
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ thị trường bất động sản
09:59' - 11/07/2025
Theo giới phân tích Trung Quốc, sau mùa bán hàng cao điểm truyền thống, động lực của thị trường bất động sản nước này gần đây đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
-
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội vẫn cao dù nguồn cung tăng mạnh
16:07' - 10/07/2025
CBRE thông tin, tổng nguồn cung căn hộ chung cư mở bán mới trong 6 tháng đầu năm tại Thủ đô Hà Nội đạt hơn 10.760 căn. Đây là mức cao thứ hai trong vòng 5 năm qua, chỉ sau cùng kỳ năm 2024.
-
Bất động sản
Dư địa mở ra cho thị trường bất động sản sau hợp nhất
13:00' - 10/07/2025
Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thuỳ Dung, đối với giá bán sơ cấp của thị trường căn hộ bán tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 82 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng gần 7% theo quý và 29% theo năm.
-
Bất động sản
Phát triển vật liệu xây dựng cần một chiến lược toàn diện
19:23' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng trong giai đoạn mới” (đề án).