Cuộc chiến chip "trưởng thành" toàn cầu sẽ bùng nổ trong năm 2024?
Quỹ Roscongress, đơn vị tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư quốc tế hàng đầu tại Nga, mới đây đã xuất bản báo cáo “Cuộc chiến chip 2.0: Giai đoạn đối đầu mới giữa Trung Quốc và Mỹ”, trong đó dự báo các hạn chế của Mỹ không cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn sẽ dẫn đến cuộc chiến giá cả gay gắt trên thị trường này.
Tác giả bản báo cáo cho biết hiện nay các loại chip hiện đại nhất (8nm và nhỏ hơn), sử dụng cho điện thoại thông minh, siêu máy tính và các trung tâm xử lý dữ liệu, được sản xuất chủ yếu tại Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Trong khi đó, công nghệ của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này bị lạc hậu khoảng 10 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang tăng mạnh sản xuất chip “trưởng thành”. Chip "trưởng thành" là những chip được sản xuất trên các quy trình công nghệ đã được phát triển và hoàn thiện trong nhiều năm. Loại chip này sử dụng công nghệ cũ của 10-20 năm trước, song vẫn được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại hàng hóa tiêu dùng và quân sự.
Cuối năm 2022, Mỹ đã áp đặt hàng loạt hạn chế và quy định, theo đó các công ty và pháp nhân Mỹ phải có giấy phép đặc biệt mới được xuất khẩu chip hiện đại và thiết bị cho các công ty Trung Quốc.
Quy định sản phẩm nước ngoài trực tiếp của Mỹ (FDPR) cũng hạn chế các công ty nước ngoài bán hàng hóa được sản xuất từ các linh kiện hoặc sử dụng phần mềm hoặc tài sản trí tuệ của Mỹ cho đối tác Trung Quốc. Hạn chế này ảnh hưởng đến 95% nhà sản xuất chip Trung Quốc.
Tháng 3/2023, Bộ Thương mại Mỹ xếp ngành bán dẫn vào lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia, qua đó thiết lập sự kiểm soát ngặt nghèo việc tuân thủ Đạo luật CHIPS và Khoa học.
Chip sử dụng trong công nghiệp quân sự - thành tố của ngành này - là lĩnh vực mà Trung Quốc chú trọng trong những năm gần đây. Từ thời điểm đó, các công ty không được tăng quá 5% sản lượng chip tiên tiến và 10% chip công nghệ kém hơn tại các nhà máy đặt tại Trung Quốc. Lệnh hạn chế này có hiệu lực 10 năm.
Theo các tác giả báo cáo, các hạn chế trên không thể cản bước các nhà sản xuất của Trung Quốc. Với thiết bị Hà Lan và Nhật Bản các nhà máy sản xuất bán dẫn của Trung Quốc đã thành công trong việc cạnh tranh với các công ty Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ.
Thành viên hội đồng giám đốc công ty vi điện tử lớn nhất ở Trung Quốc SMIC Tudor Brown từng chỉ ra rằng việc siết chặt xuất khẩu trong dài hạn chỉ càng tăng nhanh tốc độ phát triển ngành này tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đó có thể dẫn đến những thay đổi lớn trên thị trường. Và giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến về giá đã bắt đầu từ cuối năm 2023 khi các nhà sản xuất vi mạch Đài Loan đã hủy đơn hàng tại Samsung, GlobalFoundries, UMC и PSMC và chuyển cho các nhà máy Trung Quốc, nơi chào mời họ với giá rẻ hơn.
Và giờ đây các chuyên gia đánh giá chip “trưởng thành” của Trung Quốc sẽ là đích ngắm mới của các án phạt từ Mỹ. Báo cáo trên nêu rõ: “Năm 2024 sẽ là năm các chính trị gia Mỹ theo dõi sát sao công nghệ ở các sản phẩm điện tử được sản xuất với các chip trưởng thành (từ 28nm)”.
Dẫn đầu trong chế tạo và sản xuất sản phẩm bán dẫn hiện nay là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, song sản xuất chip lại tập trung tại Trung Quốc. Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, chiếm gần 60% thị phần sản xuất. Tại các nước Đông Nam Á tập trung hơn 70% nhà máy sản xuất chip. Còn trong lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm cuối cùng thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á chiếm hơn 80%.
Theo các nhà phân tích tới đây thị trường điện tử thế giới có thể phải đối mặt với giảm tốc phát triển công nghệ, tăng giá và có thể là tình trạng khan hiếm sản phẩm Trung Quốc.
Tuy nhiên, các án phạt cũng có thể tạo ra "cú hích" để các nước phát triển công nghệ và thiết bị riêng và tăng đầu tư cho sản xuất trong nước. Ví dụ Liên minh châu Âu (EU) dự định sẽ đầu tư 43 tỷ euro trong hai năm tới đây cho sản xuất chip, trong đó 33 tỷ euro là khoản góp của Intel, số còn lại là của STMicroelectronics và Infineon.
Đối với Nga, các công ty nước này đã dùng các biện pháp hợp tác trong ngành và sử dụng sản phẩm nhập khẩu song song để giảm tác động tiêu cực của các hạn chế áp đặt./.
- Từ khóa :
- chip
- mỹ
- trung quốc
- sản xuất chip toàn cầu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá chip Nvidia tăng mạnh tại châu Á
06:09' - 04/02/2024
Ở những khu vực này đều ghi nhận sự thiếu hụt trầm trọng của card RTX 4090, có mức giá cao hơn tới 60% so với thời điểm con chip này ra mắt chỉ hơn một năm trước.
-
Công nghệ
TSMC sẽ đầu tư 13,5 tỷ USD xây dựng nhà máy chip thứ 2 ở Nhật Bản
08:25' - 30/01/2024
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) của Đài Loan (Trung Quốc) sẽ xây dựng nhà máy thứ 2 cùng địa điểm với nhà máy đầu tiên ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản.
-
Công nghệ
Samsung Electronic phát triển chip nhớ DRAM ba chiều tại Mỹ
09:10' - 29/01/2024
Samsung Electronics, một trong những nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, đã thiết lập một cơ sở thí nghiệm nghiên cứu mới tại Mỹ nhằm phát triển chip nhớ DRAM ba chiều (3D) thế hệ mới.
-
Doanh nghiệp
Mỹ dự kiến công bố các khoản trợ cấp hàng tỷ USD cho chip tiên tiến
05:30' - 29/01/2024
Trong số những công ty có khả năng nhận được trợ cấp, Intel có các dự án đang được triển khai ở Arizona, Ohio, New Mexico và Oregon với tổng chi phí hơn 43,5 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác với OpenAI
13:40' - 27/01/2024
Giám đốc điều hành (CEO) công ty OpenAI - "cha đẻ" của ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT, ngày 26/1, đã đến thăm nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics ở Pyeongtaek, tỉnh Kyunggi.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường chứng khoán Singapore: Chiến lược phục hồi bằng vốn và niềm tin
06:30'
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) mới đây cho biết khoản đầu tư ban đầu 1,1 tỷ SGD (0,86 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho 3 công ty quản lý tài sản để đầu tư vào thị trường chứng khoán trong nước
-
Phân tích - Dự báo
Liên minh EU – Nhật Bản: Trục quyền lực thầm lặng
05:30'
Mối quan hệ kinh tế giữa Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã được thiết lập vững chắc thông qua hiệp định thương mại tự do và đối tác chiến lược có hiệu lực từ năm 2019.
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30' - 27/07/2025
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30' - 27/07/2025
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.