Chấm dứt thương chiến với Trung Quốc cũng không ngăn được lạm phát ở Mỹ
Cựu Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại vào đầu năm 2018 bằng cách áp thuế lên các tấm pin Mặt Trời, máy giặt, nhôm và thép.
Mặc dù các mức thuế quan không chỉ áp dụng cho các sản phẩm của Trung Quốc, nhưng phần lớn chúng là kết quả của việc ông Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ đang bị tổn hại bởi các hoạt động kinh doanh không công bằng của Trung Quốc, bao gồm các hành vi thao túng tiền tệ, đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và bán phá giá hàng hóa giá rẻ được trợ cấp trên thị trường Mỹ.
Nhiều người hy vọng cuộc chiến thương mại sẽ củng cố nền kinh tế Mỹ bằng cách khuyến khích các công ty đưa việc làm trong lĩnh vực sản xuất trở lại Mỹ và giảm thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng với Trung Quốc.
Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ và kiểu “ăn miếng trả miếng” này lặp đi lặp lại với 5 đợt áp thuế bổ sung với các sản phẩm khác nhau. Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí ngừng leo thang các đợt tăng thuế vào tháng 1/2020, với việc Trung Quốc cam kết mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ để đổi lấy mức thuế thấp hơn đối với một số sản phẩm.Khi ông Trump rời nhiệm sở vào tháng 1/2021, mức thuế quan trung bình mà mỗi bên áp dụng là 20,7% và bao gồm 66,4% hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Tổng thống Joe Biden không có dấu hiệu nào cho thấy ông có ý định sớm kết thúc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.* Cuộc chiến thương mại đã không thành côngCuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thất bại về nhiều mặt. Ban đầu, nó thúc đẩy một sự gia tăng nhỏ về việc làm trong các ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ. Tuy nhiên, người tiêu dùng nước này đã trả ước tính khoảng 900.000 USD hàng năm cho mỗi công việc trong ngành thép được tạo ra hoặc giữ lại - gấp 13 lần mức lương trung bình của công nhân thép.Sau đó, những thành quả công việc này đã biến mất trong đại dịch COVID-19. Công suất thép dư thừa của thế giới cao gần gấp sáu lần năng lực sản xuất của ngành thép Mỹ, vì vậy, cố gắng phục hồi ngành này thông qua thuế quan luôn là một cuộc chiến khó khăn.Các loại thuế quan cũng không cải thiện được tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ, vốn đạt mức cao kỷ lục 859,1 tỷ USD vào năm 2021. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng 14,5% lên 355 tỷ USD, phản ánh cả việc Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2020 so với năm 2017.Theo Thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Trung Quốc cần mua hàng hóa và dịch vụ trị giá 502,4 tỷ USD của Mỹ vào các năm 2020 và 2021 để đáp ứng các cam kết, nhưng nước này mới chi khoảng 288,8 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại cũng đã gây hại cho người tiêu dùng Mỹ. Các nhà kinh tế thường thấy rằng thuế quan do các quốc gia lớn áp đặt dẫn đến giá cả “chuyển dịch không hoàn toàn” - các công ty muốn tiếp tục xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia áp thuế sẽ giảm giá và chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không có sự chuyển dịch nào như vậy xảy ra trong chiến tranh thương mại. các mức thuế quan đã được chuyển qua người tiêu dùng và tổng thu nhập thực tế đã giảm nhẹ ở cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
* Cuộc chiến thương mại chỉ đóng vai trò nhỏ đối với lạm phátLạm phát đã tăng 7,5% so với năm ngoái - mức tăng lớn nhất trong vòng bốn mươi năm qua. Những bất cập của cuộc chiến thương mại khiến thuế quan dễ dàng trở thành “vật tế thần” cho vấn đề lạm phát. Nhưng thuế quan không phải là động lực chính của lạm phát và việc bãi bỏ chúng có thể sẽ không làm chậm tốc độ tăng của lạm phát.Sự tăng tốc của lạm phát bắt đầu vào tháng 3/2021, hơn ba năm sau khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Khoảng thời gian đó cho thấy lý do tại sao đổ lỗi cho thuế quan gây ra lạm phát là không hoàn toàn đúng. Giá các mặt hàng bị đánh thuế như tấm pin Mặt Trời và thép cuộn cán nóng thực sự đã giảm vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 khiến lạm phát gia tăng.Tuy nhiên, những người đổ lỗi cho cuộc chiến thương mại khiến giá cao hơn cũng không hoàn toàn sai. Thuế quan của Mỹ đã tăng 49,1 tỷ USD trong giai đoạn từ quý IV/2016 đến quý III/2021, đạt 85,7 tỷ USD. Mức tăng này chiếm 0,3% trong tổng số 16.000 tỷ USD mà người tiêu dùng Mỹ chi cho các khoản chi tiêu cá nhân. Việc bãi bỏ các mức thuế quan ít nhất sẽ giúp giảm giá tiêu dùng ở mức độ nào đó, nhưng sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều để ngăn chặn làn sóng lạm phát đang gia tăng.Giải pháp sẽ khá đơn giản nếu thuế quan là động lực chính gây ra lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát đang làm tăng giá tất cả mọi thứ, không chỉ hàng hóa bị đánh thuế. Việc bãi bỏ thuế quan có thể giúp giảm nhẹ lạm phát, nhưng số hàng hóa chịu thuế quan trong cuộc chiến thương mại sẽ không thể bù đắp đà tăng giá thực phẩm, nhà ở và nhiên liệu - vốn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước những thách thức kinh tế-xã hội gia tăng
16:48' - 16/03/2022
Mục tiêu xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại mà Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực hướng tới đang đứng trước thách thức, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro gia tăng đối với kinh tế toàn cầu khi COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc
16:10' - 16/03/2022
Nếu Trung Quốc không kiềm chế được sự lây lan của biến thể Omicron, những lệnh hạn chế di chuyển gia tăng sẽ làm lệch hướng khởi đầu đầy hứa hẹn của nền kinh tế trong năm 2022.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm thanh khoản vào thị trường
21:31' - 15/03/2022
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở hôm 15/3 để duy trì tính thanh khoản trên thị trường.
-
Hàng hoá
Trung Quốc: Chi phí vận chuyển bằng tàu dự kiến sẽ tăng cao
17:14' - 15/03/2022
Số lượng tàu container đang chờ ngoài khơi Thanh Đảo, một trong những cảng lớn nhất của Trung Quốc, đang tiếp tục tăng lên trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh chính sách "Zero COVID".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đẩy mạnh "xanh hóa" ngành nông nghiệp
14:44' - 15/03/2022
Một số địa phương ở Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy nông nghiệp xanh, trong đó chú trọng khuyến kích sử dụng phân bón hữu cơ biogas.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30'
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30'
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.