CEO của JPMorgan cảnh báo nguy cơ khủng hoảng thị trường nợ tại Mỹ
CEO của tập đoàn tài chính đa quốc gia của Mỹ này đã đưa ra nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn trên chương trình "Mornings with Maria" của kênh tin tức kinh tế - tài chính Fox Business Network (thuộc Fox News Media) và được phát sóng vào ngày 2/6. Trong đó, ông Dimon cho rằng thị trường trái phiếu Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, song chưa thể xác định được sự khó khăn này sẽ tồn tại trong bao lâu, 6 tháng hay 6 năm. Theo CEO này, khi mức nợ công tăng cao có thể khiến lãi suất tăng vọt và gây xáo trộn thị trường.
Ông cho biết, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi và đánh giá những diễn biến về chính sách và quy định liên quan đến nền kinh tế Mỹ, tỷ lệ lạm phát và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Ông cảnh báo rằng nếu giới đầu tư không còn coi đồng USD là nơi trú ẩn an toàn hoặc là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, thì Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động tài chính để trang trải các khoản nợ cũng như thực hiện khả năng chi tiêu hiện tại. Điều này chủ yếu được thực hiện bằng cách vay từ các nhà đầu tư thông qua việc bán chứng khoán kho bạc như trái phiếu, kỳ phiếu và tín phiếu.
Lâu nay, Mỹ luôn dựa vào việc nhà đầu tư sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp để huy động vốn phục vụ các hoạt động của nền kinh tế.
Trong tuần qua, thị trường trái phiếu Mỹ đã biến động do lo ngại về kế hoạch ngân sách gây tranh cãi của Tổng thống Trump, trong đó có việc kéo dài các gói giảm thuế quy mô lớn, có thể làm gia tăng thâm hụt ngân sách liên bang.
Hồi giữa tháng 5, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã lần đầu hạ mức tín nhiệm của Mỹ từ AAA (mức cao nhất) xuống AA1 với quan ngại rằng thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập kỷ tới.
Trước những quan ngại nói trên của ông Dimon, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent ngày 1/6 đã lên tiếng trấn an khi cho rằng thâm hụt ngân sách liên bang sẽ giảm dần trong những năm tới. Lưu ý nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách sẽ là một quá trình kéo dài, Bộ trưởng Bessent cũng nói rằng chính quyền Mỹ đặt mục tiêu cải thiện vấn đề thâm hụt ngân sách trong vòng 4 năm tới và đưa đất nước vào trạng thái ổn định vững chắc vào năm 2028.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada đã rơi vào suy thoái?
06:30' - 02/06/2025
Nền kinh tế Canada đang đứng trước nguy cơ suy thoái trong năm 2025, khi nhiều tổ chức tài chính dự báo tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp.
-
Phân tích - Dự báo
Lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng: Tín hiệu báo động
05:30' - 02/06/2025
Trong nhiều năm, giới đầu tư mặc định rằng lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 30 năm sẽ không vượt quá 5%, nhưng hiện tại, mức lợi suất đó không những đã bị vượt mà còn đang neo vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.