Cảnh báo ô nhiễm từ khí tự nhiên hóa lỏng tại châu Âu
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn nghiên cứu mới đây của tổ chức Transport & Environment (T&E) cho biết việc nhập khẩu LNG vào Liên minh châu Âu (EU) tạo ra lượng khí thải nhiều hơn 30% so với dự đoán trước đây.
LNG ngày càng trở thành nguồn năng lượng được ưa chuộng tại châu Âu, được xem là một lựa chọn "sạch" và "linh hoạt". Năm 2023, hơn 120 tỷ m3 LNG đã được vận chuyển vào EU, đưa khối này thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Bỉ nằm trong số 5 quốc gia tiêu thụ nhiều LNG nhất châu Âu.
Nhằm thúc đẩy việc giảm khí thải nhà kính trong vận tải biển, tháng 7/2023, EU đã thông qua quy định FuelEU, khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu tái tạo với mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050.
Tuy nhiên, nghiên cứu của T&E đã đặt câu hỏi về tính bền vững của LNG khi chỉ ra rằng khí đốt này, dù ít phát thải CO2 hơn trong quá trình đốt, nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro môi trường nghiêm trọng trong các giai đoạn khác của vòng đời.
LNG chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Qatar và Algeria. Trong đó, nguồn LNG từ Mỹ, vốn chiếm ưu thế trên thị trường EU, được khai thác chủ yếu từ khí đá phiến thông qua kỹ thuật phá hủy thủy lực.
Theo ông Francesco Contino, giảng viên tại Đại học UCLouvain (Bỉ), kỹ thuật này đòi hỏi phá vỡ các lớp đá dưới lòng đất để giải phóng khí, đồng thời tiêu tốn lượng lớn nước và hóa chất. Quá trình này không chỉ làm rò rỉ methane – khí nhà kính có sức ảnh hưởng lớn hơn CO2 – vào không khí mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm.
Sau khi được khai thác, LNG phải được làm lạnh tới -160°C để hóa lỏng và vận chuyển trên các tàu chuyên dụng. Tuy nhiên, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa LNG và môi trường bên ngoài làm một phần khí dễ bị bay hơi trong quá trình vận chuyển, đặc biệt khi di chuyển trên những quãng đường dài.
T&E cho rằng quy định FuelEU có thể đã đánh giá thấp tác động của lượng LNG nhập khẩu đối với khí hậu. Nghiên cứu cho thấy lượng khí thải thực tế từ LNG là 24,4 gCO₂e/MJ, cao hơn 30% so với mức 18,5 gCO₂e/MJ mà EU sử dụng trong tính toán. Một tàu container lớn chạy bằng LNG có thể thải ra thêm 2.731 tấn CO2 mỗi năm so với dự tính.
Dự kiến, trong 5 năm tới, 25% tàu thuyền trên thế giới sẽ sử dụng LNG làm nhiên liệu. Dù vậy, T&E cảnh báo EU cần nhanh chóng điều chỉnh các giá trị trong quy định FuelEU để phản ánh chính xác hơn tác động thực tế của LNG lên môi trường.
Bà Inesa Ulichina, thành viên của T&E, nhấn mạnh dù quy định hiện tại giúp LNG trở nên hấp dẫn, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài. Bà nhấn mạnh: "Khí tự nhiên hóa lỏng không bao giờ là một giải pháp bền vững. Chúng ta cần tìm ra những phương án thực sự cho tương lai".
Nếu không thay đổi chiến lược, mục tiêu giảm phát thải carbon trong vận tải biển của EU có nguy cơ thất bại, gây ảnh hưởng lớn đến tham vọng xây dựng một châu Âu xanh và bền vững.
- Từ khóa :
- Cảnh báo ô nhiễm
- khí tự nhiên hóa lỏng
- châu Âu
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ
08:36' - 20/11/2024
Ô nhiễm không khí ở Vùng thủ đô quốc gia (NCR) đã được ghi nhận ở mức đỉnh điểm nguy hiểm trong ngày 18/11, khi thành phố New Delhi ghi nhận Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình là 494.
-
Kinh tế tổng hợp
Thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí nhất thế giới sau lễ hội Diwali
15:26' - 01/11/2024
Ngày 1/11, New Delhi, Ấn Độ đứng đầu danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi nhiều người bất chấp lệnh cấm đốt pháo hoa để đón mừng lễ hội Diwali, đẩy chất lượng không khí lên mức nguy hiểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Kết nối lòng dân bằng sức trẻ
13:25'
Theo Tỉnh đoàn Đồng Tháp, 100% xã, phường đoàn tại tỉnh đồng loạt triển khai hoạt động cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở.
-
Kinh tế tổng hợp
Phú Quốc chuẩn bị mặt bằng cho 77 dự án
12:49'
Theo UBND đặc khu Phú Quốc nhu cầu nền tái định cư phục vụ GPMB cho 77 công trình, dự án trên đảo Phú Quốc khoảng 13.479 nền; trong đó, 21 dự án, công trình APEC 2027 là 3.664 nền tái định cư.
-
Kinh tế tổng hợp
Động lực mới, kỳ vọng lớn từ An Giang nửa cuối năm 2025
11:43'
An Giang xây dựng hai kịch bản tăng trưởng năm 2025; đồng thời, xác định các khu vực kinh tế trọng điểm là đầu tàu cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng Tháp: Gần 2,3 tỷ đồng “chặn” sạt lở sông Ba Rày
10:30'
Được khởi công từ tháng 6/2025, sau hơn 1 tháng khẩn trương thi công, 2 điểm xử lý ở bờ Đông và 1 điểm xử lý bờ Tây sông Ba Rày đã hoàn thành đạt từ 50% đến 60% khối lượng công việc được giao.
-
Kinh tế tổng hợp
Tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
09:54'
Hãy tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 tại đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Công nghệ đánh thức giá trị di sản
09:43'
Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.
-
Kinh tế tổng hợp
Hôm nay (16/7) chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
07:10'
Bắt đầu từ 8h ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025 hôm nay 16/7
05:30'
Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á 2025 hôm nay 16/7/2025. Lịch thi đấu U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025 hôm nay 16/7. Cập nhật lịch thi đấu bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 mới nhất.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 16/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/7, sáng mai 17/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.