Bên lề Quốc hội: Tái cấu trúc lại để kinh tế tư nhân bước lên nấc thang cao hơn
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 19/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn thuộc hai lĩnh vực: tài chính và giáo dục - đào tạo. Theo đó, nội dung chất vấn tập trung vào giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới. Bên cạnh đó là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế; giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nhiều đại biểu đã đánh giá nội dung của phiên chất vấn mới và liên quan đến nhiều bộ, ngành. Điều này cho thấy sự chuyển biến trong tư duy quản trị quốc gia, từ chỗ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào nền kinh tế, sang giai đoạn coi kinh tế tư nhân là một trụ cột phát triển. Bên lề kỳ họp Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Chu Hồi (đoàn thành phố Hải Phòng) đã có trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh về nội dung này.
Phóng viên: Thưa đại biểu, một trong những nội dung được Quốc hội đề cập nhiều đến trong phiên chất vấn đó là về phát triển kinh tế tư nhân. Quan điểm của đại biểu về nội chất vấn này?
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành chất vấn về một nội dung lớn, rộng và mang tính thời sự, sâu sắc. Đặc biệt, nội dung này vừa được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết số 68), thể hiện tư duy đột phá trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế. Tôi cho rằng, việc ban hành Nghị quyết 68 là một bước đột phá; đột phá trước hết bởi tầm nhìn và tư duy mới. Có thể nói, lần đầu tiên chúng ta có được một Nghị quyết nhằm đồng bộ với 3 nghị quyết khác đó là Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57); Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Nghị quyết 66) và Nghị quyết số 59-NQ/TW về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” (Nghị quyết 59). Bốn nghị quyết này được gọi là “tứ trụ” về mặt thể chế và chính sách, tạo ra sự bứt phá chung của đất nước và tôi cho rằng đây là một điểm rất mới. Đặc biệt, ngay sau khi Nghị quyết 68 ban hành, các cơ quan lập pháp và hành pháp đã thể chế hóa bằng nghị quyết của Quốc hội để đưa ra những giải pháp sắp tới của Chính phủ. Theo đó, trong nghị quyết cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp và mục đích làm sao để khơi thông được nguồn lực trong dân, giải phóng được nguồn lực sẵn có và những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân; đồng thời, tái cấu trúc lại khối kinh tế tư nhân. Lâu nay, do chính sách không rõ, độ mở về chính sách hạn chế nên dòng đầu tư và dòng chảy của nguồn vốn cũng hạn chế. Mặt khác, khối doanh nghiệp tư nhân co cụm lại và làm ăn theo kiểu làm sao đơn giản nhất để tránh được những rườm rà, những vướng mắc về mặt thủ tục hành chính. Chính vì thế Nghị quyết 68 ra đời, Chính phủ sẽ tái cấu trúc lại để khối kinh tế tư nhân thực sự bước lên một cuộc chơi ở đẳng cấp cao hơn và ở một diện rộng hơn. Có như vậy, khối doanh nghiệp tư nhân mới “vươn” mình ra thế giới, sánh vai được với các bạn bè trên thế giới và mới hội nhập thật sự sâu rộng. Phóng viên: Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang phải đối diện với nhiều thách thức mới, theo đại biểu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì để vượt qua khó khăn? Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam cần cạnh tranh bằng thể chế và bằng công nghệ. Bởi, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tràn vào Việt Nam sẽ mang đến rất nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức. Và sự can thiệp của cuộc cách mạng công nghệ ngày càng rõ trên tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực khoa học, quân sự… Chúng ta thấy, những cuộc chiến bây giờ là cuộc chiến công nghệ, do đó, Việt Nam chắc chắn phải cạnh tranh bằng công nghệ và bằng thể chế ở một đẳng cấp mới. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự bước vào sân chơi “vươn ra biển lớn”. Tôi cho rằng, cuộc cải cách thể chế toàn bộ hệ thống chính trị lần này có tính chất cách mạng. Đòi hỏi phải có sự hy sinh của tổ chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực… Cuộc cải cách thể chế này không chỉ nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn đến năm 2030 mà hướng tới tầm nhìn dài hơn 2045 là cột mốc 100 năm thành lập nước và trùng với thời điểm thế giới bước vào thế kỷ thứ hai của Liên Hợp Quốc, kỷ nguyên của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo. Do đó, muốn tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam phải có thể chế mạnh và công nghệ đỉnh cao tầm quốc tế. Cuộc cách mạng này, phải có sự vào cuộc của khu vực tư nhân, từ đầu tư công nghệ, sản xuất xanh, đến cả lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng. Doanh nghiệp không chỉ sử dụng tài nguyên và không gian phát triển của đất nước, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp. Chính sách phải rõ ràng, để xác lập đúng quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Nhà nước và tư nhân.Phóng viên: Qua phiên chất vấn, Quốc hội cần đặt nền tảng quan trọng cho việc hiện thực hóa nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân một cách khả thi và có hiệu quả?
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Tôi cho rằng, Quốc hội sẽ hiện thực hóa nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân một cách khả thi, hiệu quả và có chiều sâu; đồng thời, mở ra hướng tiếp cận mới trong cải cách thể chế và quản trị quốc gia, từ tầm nhìn chiến lược đến hành động cụ thể. Đặc biệt, cách tiếp cận về phát triển hiện nay không còn theo tư duy ngành dọc truyền thống. Ví dụ, những lĩnh vực như: dầu khí, thủy sản hay du lịch, vốn được xem là trụ cột, nếu phát triển đơn lẻ thì cũng khó tạo được động lực bền vững. Ví dụ như ngành du lịch, muốn phát triển thì phải là một ngành kinh tế tổng hợp, cần sự cộng hưởng từ ngành giao thông, văn hóa, môi trường, truyền thông, công nghệ… Nếu thiếu sự phối hợp liên ngành, du lịch sẽ mãi là ngành đơn độc. Phóng viên: Về phát triển kinh tế tư nhân, theo đại biểu, việc phân cấp, phân quyền và cải cách quản lý nhà nước cần được nhìn nhận ra sao? Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Nếu như chúng ta coi “trục chính” kinh tế tư nhân, nội khối của khối tư nhân cũng phải làm rất nhiều việc. Ngay cả khi 3 nghị quyết khác về khoa học công nghệ, về thể chế, về hội nhập ra đời cũng mang tính chất đồng bộ. Nhưng để giải quyết được vấn đề kinh tế tư nhân thì không chỉ một mình trong nội khối tư nhân mà phải giải quyết mang tính chất liên ngành. Còn những “trục phụ” khác cũng phải được giải quyết một cách đồng bộ từ đất đai, con người, giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực… đến công tác hành chính cũng phải chuyên nghiệp, khi đó mới giải quyết được mọi vấn đề. Theo tôi, đây là lúc cần ráo riết rà soát lại cơ chế phân cấp, phân quyền, xây dựng một hệ thống quản trị nhà nước dựa trên pháp quyền thay vì mệnh lệnh hành chính. Ở góc độ quản lý nhà nước, đây là lúc cần rà soát lại cơ chế phân cấp, phân quyền. Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Nhà nước không thể “làm thay” hay “chỉ đạo mệnh lệnh” trong một nền kinh tế thị trường, mà phải kiến tạo và dẫn dắt bằng thể chế minh bạch, công khai, công bằng. Mệnh lệnh kinh tế không nên có mà phải tuân theo một quy luật khác. Như vậy, đòi hỏi rất nhiều yếu tố, quản lý nhà nước hiện đại là phải quản trị quốc gia bằng công cụ pháp luật. Pháp luật không chỉ để kiểm soát, mà phải là nền tảng phát triển. Tôi nghĩ rằng, những phiên chất vấn này mở rộng hơn, nhìn nhận tinh thần của Nghị quyết để hiện thực hóa một cách khả thi nhất trong thời gian tới. Phóng viên: Xin cám ơn đại biểu!Tin liên quan
-
Chính sách mới
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
20:56' - 31/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thuật: Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp về phát triển kinh tế tư nhân
16:31' - 31/05/2025
Sáng 31/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số góp phần hỗ trợ kinh tế tư nhân bứt phá
15:57' - 28/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này.
-
Chính sách mới
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
21:07' - 19/05/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34'
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15'
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42'
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.