ASEAN cần hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần củng cố quan hệ đối tác về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác khu vực để thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh bất ổn địa chính trị trên toàn cầu.
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bền vững Malaysia Nik Nazmi Nik Ahmad đưa ra ngày 7/5.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại Hội nghị Chuyển đổi tài chính châu Á, Bộ trưởng Nik Ahmad nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động thống nhất trên toàn ASEAN sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và công bố chính sách thuế quan có thể tác động đến các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Nik Ahmad cho rằng không một quốc gia nào có thể đơn độc đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng "cùng nhau, ASEAN có thể dẫn đầu nỗ lực". Ông nêu rõ ASEAN có thế mạnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường đang phát triển và dân số trẻ, do đó ASEAN cần phát huy thế mạnh chung và tăng cường quan hệ đối tác giữa các chính phủ, giới doanh nghiệp và giới học giả.
Cũng theo ông Nik Ahmad, Malaysia sẵn sàng hợp tác, chia sẻ bài học kinh nghiệm và đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Trong thời gian tới, Malaysia sẽ tập trung tiến hành song song 2 chương trình nghị sự quan trọng là giải quyết thuế quan thông qua các cuộc đàm phán song phương và hợp tác khu vực, đồng thời thúc đẩy chương trình nghị sự về bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nik Nazmi cũng tái khẳng định cam kết của Malaysia về mục tiêu đưa mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo đó, Malaysia coi quá trình chuyển đổi xanh là động lực kích thích kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như năng lượng, sản xuất điện Mặt Trời, xe điện, hydro xanh và các giải pháp dựa trên thiên nhiên.
Lộ trình Chuyển đổi Năng lượng quốc gia (NETR) của Malaysia được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước, cơ hội nâng cao kỹ năng cho người lao động, đồng thời thúc đẩy vai trò của phụ nữ và thanh niên trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Để góp phần đạt được mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã kêu gọi các ngân hàng, các tổ chức đa phương và khu vực tư nhân chung tay xây dựng một hệ sinh thái tài chính bền vững. Điều này là do các sáng kiến xanh như Lưới điện ASEAN đòi hỏi cần nguồn tài chính lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Malaysia đã giới thiệu trái phiếu Hồi giáo xanh (green sukuk) và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tài chính để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, từ nay cho đến năm 2030, ASEAN sẽ cần khoảng 210 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Từ khóa :
- asean
- biến đổi khí hậu
- ứng phó biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Bất động sản
Trên 1.200 tỷ đồng phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hậu Giang
14:08' - 01/04/2025
Sáng 1/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác Cơ quan phát triển Pháp (AFD) về Dự án phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế tổng hợp
Cần Thơ và Fukuoka hợp tác tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu
20:39' - 21/03/2025
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè nhấn mạnh, lễ ký kết biên bản hợp tác là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Fukuoka.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhận định mới nhất của ADB về triển vọng kinh tế Việt Nam
11:11' - 23/07/2025
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ vững vàng trong năm 2025 và 2026, mặc dù tăng trưởng có thể chững lại trong ngắn hạn do áp lực từ thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Thuế quan không phải là giải pháp giúp lấy lại cân bằng toàn cầu
08:28' - 23/07/2025
IMF cảnh báo rằng thuế quan không phải là giải pháp cho vấn đề mất cân bằng thương mại toàn cầu hiện nay.