AI và bước ngoặt trên thị trường lao động
Ngân hàng UBS đang triển khai các nhà phân tích nghiên cứu ảo để cung cấp thông tin cho nhân viên về các xu hướng thị trường.
Giám đốc điều hành của Anthropic cảnh báo rằng AI có thể xóa sổ một nửa số việc làm văn phòng cấp thấp trong vòng 1 đến 5 năm, với các đợt sa thải lớn từ các công ty như IBM, Microsoft, Google và những công ty khác.
Trong bối cảnh đó, ngay cả các nhân vật chính trị như ông Steve Bannon, một người theo phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng những xáo trộn việc làm do AI gây ra sẽ trở thành một vấn đề nổi cộm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2028.
Nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao hơn có thể liên quan đến việc triển khai AI. Các ngành như tài chính, y tế, phần mềm và truyền thông đang ở tâm điểm của sự thay đổi, cũng như hầu hết các bộ phận bán hàng và tiếp thị.
Doanh nghiệp Mỹ từ lâu đã đi trước về việc áp dụng công nghệ. Chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các khoản đầu tư vốn vô hình – chẳng hạn như thiết kế công nghiệp, đổi mới sáng tạo, cấu trúc tổ chức và các bộ dữ liệu – là hai lý do lớn giải thích tại sao năng suất của Mỹ đã vượt lên trên châu Âu vào giữa những năm 1990 với sự ra đời của Internet tiêu dùng. Năng suất lại tăng vọt một lần nữa vào giữa những năm 2000, với sự ra mắt của iPhone và sự phát triển của nền kinh tế ứng dụng.Doanh nghiệp Mỹ cũng đang dẫn đầu về đầu tư vào AI. Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, năm 2024, chi tiêu tư nhân cho AI đã tăng lên 109 tỷ USD, gần gấp 12 lần so với 9,3 tỷ USD của Trung Quốc và gấp 24 lần so với 4,5 tỷ USD của Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu của Stanford cho biết, các tổ chức có trụ sở tại Mỹ đã tạo ra 40 “mô hình AI nổi bật, vượt trội đáng kể so với 15 mô hình của Trung Quốc và … 3 mô hình của châu Âu”.
Nhà công nghệ Jim Clark, người sáng lập Viện Tương lai Việc làm và Thu nhập có trụ sở tại New York, chuyên nghiên cứu về đổi mới và gián đoạn dựa trên AI, cho biết: “Mỹ không chỉ nhích lên một chút trong lĩnh vực AI. Họ đang bứt phá. Ngược lại, châu Âu đang mắc kẹt trong một trạng thái trì trệ: thị trường phân mảnh, quy trình mua sắm chậm hơn, chế độ lao động khắt khe hơn, và thận trọng nhiều hơn là đà phát triển”.Nhiều công ty đã đẩy nhanh kế hoạch triển khai AI tự hành (Agentic AI) vào mùa Hè này. Điều này củng cố nhận định người lao động đang bắt đầu sử dụng AI không chỉ cho các câu hỏi và câu trả lời đơn giản, mà còn cho các nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích phức tạp hơn, nơi sẽ tạo ra những mức tăng năng suất lớn.Dự luật ngân sách của Tổng thống Donald Trump có một điều khoản nhằm ngăn các tiểu bang quy định riêng về AI, điều này có lẽ sẽ giúp các công ty ở Mỹ dễ dàng hơn trong việc triển khai AI so với châu Âu. Điều này có thể dẫn đến một sự phân kỳ năng suất khác giữa hai khu vực, phản ánh những gì đã xảy ra vào những năm 1990 khi các công ty Mỹ áp dụng phần mềm và công nghệ dựa trên web nhanh hơn.Cho đến nay, Mỹ đã được hưởng những lợi thế cấu trúc sâu sắc khi nói đến việc triển khai AI, từ một thị trường lao động đủ linh hoạt để hấp thụ sự gián đoạn, những làn sóng vốn khổng lồ từ các "ông lớn" công nghệ đặt cược lớn vào cơ sở hạ tầng, một hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh nhạy và đầy khát vọng, và một môi trường pháp lý thuận lợi. Ông Clark cho rằng những yếu tố này đang được vận hành ngay lúc này, chủ yếu bởi các công ty Mỹ có quy mô và văn hóa để tạo ra những bước tiến lớn.
Theo một báo cáo triển vọng kinh tế của Apollo vào cuối năm 2024, sự gia tăng đồng bộ trong chi tiêu cho triển khai doanh nghiệp và nghiên cứu là một động lực không thấy ở nơi nào khác, ngay cả ở Trung Quốc.Vậy còn DeepSeek của Trung Quốc thì sao? Ứng dụng này đã đảo lộn những quan điểm truyền thống về việc liệu Mỹ có thể tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực AI hay không, đặc biệt là với cách tiếp cận nguồn mở của mình.
Sự phổ biến của DeepSeek nhấn mạnh một điểm yếu trong sự tách rời công nghệ Mỹ-Trung. Mặc dù Nhà Trắng có thể kiểm soát dòng chảy chip (bán dẫn) giữa các quốc gia, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều để ngăn chặn các doanh nghiệp, trường đại học và cá nhân sử dụng các mô hình nguồn mở hoặc tải xuống các ứng dụng AI. Cuối cùng, điều đó có thể tạo lợi thế cho một hệ tầng công nghệ nguồn mở, ưu tiên Trung Quốc.Tuy nhiên, như ông Lee, tác giả cuốn “Siêu cường AI” đã chỉ ra, trong khi các công ty Trung Quốc vượt trội trong việc xây dựng các ứng dụng AI tiêu dùng, chi tiêu của doanh nghiệp (cho công nghệ) vẫn còn thua xa so với Mỹ. Các công ty Trung Quốc đơn giản là không quen với việc trả hàng triệu đô la cho phần mềm.Dù công nghệ của nước nào chiến thắng, việc triển khai trong doanh nghiệp mới là yếu tố thúc đẩy những mức tăng năng suất lan rộng, loại hình dẫn đến tăng trưởng kinh tế tổng thể mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa này, AI là một trong số ít những điểm sáng có thể hỗ trợ lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ và cho các nhà đầu tư lý do để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu Mỹ.Nhưng tốc độ và quy mô của sự gián đoạn do AI cũng có thể mang lại một sự phản ứng dữ dội từ giới nhân viên văn phòng. Các cuộc khảo sát cho thấy công chúng muốn việc triển khai AI chậm lại. Một nghiên cứu mới của Oxford Economics cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học cao hơn một phần là do AI thay thế lao động.Điều đó có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng khi những người trẻ tuổi không còn đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà và hàng tiêu dùng. Công nghệ cho đi những gì thì cũng có thể lấy lại những thứ đó.
- Từ khóa :
- trí tuệ nhân tạo
- ubs
- ứng dụng ai
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vùng đất không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
06:30' - 03/06/2025
Khi Trung Đông đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, “Team Korea” (liên danh công tư của các tập đoàn Hàn Quốc) đang tăng cường năng lực để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
-
Phân tích - Dự báo
Lời cảnh báo nghiêm trọng đối với kinh tế Đức
05:30' - 03/06/2025
Báo Die Welt của Đức trích dẫn một nghiên cứu cho thấy trong 2 năm qua, số lượng doanh nghiệp cỡ vừa của Đức đã giảm hoặc từ bỏ hoàn toàn hoạt động kinh doanh ở nước ngoài là không hề nhỏ.
-
Phân tích - Dự báo
CEO của JPMorgan cảnh báo nguy cơ khủng hoảng thị trường nợ tại Mỹ
10:28' - 02/06/2025
Giám đốc điều hành (CEO) JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon vừa cảnh báo nguy cơ xảy khủng hoảng thị trường nợ tại Mỹ do chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tầm nhìn chiến lược về trí tuệ nhân tạo
06:30'
Tại sao chủ quyền AI lại quan trọng? Bởi khả năng kiểm soát hệ thống AI của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chủ quyền dữ liệu, vị thế ngành công nghiệp và nền kinh tế...
-
Phân tích - Dự báo
Những hé lộ mới về mức thuế quan cơ bản 10% của Mỹ
05:30'
Với thời hạn 1/8/2025 đang đến gần, một số quốc gia và khu vực kinh tế lớn đang tích cực đàm phán với giới chức Mỹ nhằm tìm kiếm một thoả thuận thương mại, đi kèm mức thuế thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Đóng cửa eo biển Hormuz, chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ vỡ trận
05:30' - 21/07/2025
Trong mạng lưới thương mại toàn cầu phức tạp, hiếm có hành lang vận tải nào lại quan trọng và dễ bị tổn thương như eo biển Hormuz.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ: Ấn Độ có thể biến nguy thành cơ?
06:30' - 20/07/2025
Trang tin timesofindia bình luận việc Ấn Độ có hay không đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ không còn là vấn đề quan trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Ứng phó với "bão" thuế quan: Thái Lan nâng tầm doanh nghiệp nội
05:30' - 20/07/2025
Kể từ khi Mỹ bắt đầu áp đặt thuế quan đối ứng, mối lo ngại của các nhà đầu tư đã gia tăng, đặc biệt là khi cạnh tranh trong thị trường nội địa ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc rung hồi chuông cảnh báo về stablecoin
06:30' - 19/07/2025
Stablecoin đã nhận được sự chú ý và giám sát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây sau sự sụp đổ của một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số với hơn 2 triệu thành viên.
-
Phân tích - Dự báo
Tái định hình tài chính quốc tế: Cơ hội của vàng
05:30' - 19/07/2025
Rủi ro địa chính trị cùng với bất ổn kinh tế gia tăng và chính sách thương mại biến động của Mỹ đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương mua vàng.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30' - 18/07/2025
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
05:30' - 18/07/2025
Mặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.