Xóa bỏ độc quyền vàng miếng: Bước tiến minh bạch hóa thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động kinh doanh vàng của một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Doji. Kết quả cho thấy các đơn vị này vi phạm về chứng từ hóa đơn, quy định phòng chống rửa tiền và có dấu hiệu đưa thông tin gây nhầm lẫn, cạnh tranh không lành mạnh. Những vi phạm này đã làm gia tăng tâm lý đầu cơ, gây biến động giá vàng và bất ổn thị trường trong thời gian qua.
Để giải quyết vấn đề, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, cho phép nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đa dạng nguồn cung và ổn định giá cả. Chỉ đạo này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các chuyên gia và dư luận, bởi một thị trường cạnh tranh minh bạch sẽ hạn chế những cơn sốt giá vàng bất thường.Cần xóa bỏ độc quyền để thị trường vàng lành mạnh
Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Nguyễn Trãi đánh giá cao tính minh bạch trong kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước. Ông Huy cho rằng, việc thanh tra các doanh nghiệp lớn phản ánh những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, niêm yết giá và giao dịch vàng. Cơ chế độc quyền vàng miếng SJC, kết hợp với nguồn cung hạn chế và chênh lệch giá mua-bán lớn, đã làm gia tăng tâm lý đầu cơ, đẩy giá vàng trong nước tăng vọt.
Ông Huy cũng nhấn mạnh, để thị trường vàng ổn định, cần xem xét lại tính hợp lý của cơ chế độc quyền SJC. Việc cho phép các doanh nghiệp có năng lực sản xuất vàng miếng chuẩn dưới sự giám sát chặt chẽ, cùng với cơ chế nhập khẩu vàng minh bạch, sẽ giúp cân bằng cung cầu. Đồng thời, cần mạnh tay xử lý buôn lậu vàng để tránh tình trạng thị trường “nửa nổi nửa chìm.”Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, muốn thị trường cân bằng bình thường thì phải bỏ độc quyền vàng miếng, phải để nhiều đơn vị được quyền kinh doanh. Hơn nữa, giá vàng trong nước so với thế giới thường có chênh lệch cao, không liên thông, là do độc quyền nhập khẩu, nên muốn xóa bỏ sự chênh lệch này phải mở cửa cho việc nhập khẩu vàng.
“Tuy nhiên, vàng là một loại tài sản tích trữ, không phải hàng hóa thông thường, kinh doanh vàng có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề liên quan đến ngoại tệ, nên nếu như xóa bỏ độc quyền nhưng lại mở một cách tự do, để tự mua bán thì dễ nhiễu loạn, đặc biệt, xuất nhập khẩu vàng liên quan đến ngoại tệ. Chính vì vậy, Nhà nước phải quản lý.Do đó, xóa bỏ độc quyền nhưng sẽ phải cho phép những đơn vị đủ điều kiện mới được kinh doanh vàng miếng,” ông Cường nhấn mạnh.Tiến sỹ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng, đề xuất nghiên cứu nhu cầu vàng hàng năm của người dân để cấp hạn ngạch nhập khẩu hợp lý. Ông cho biết, giá vàng trong nước cao bất thường do Việt Nam không nhập khẩu vàng trong 14 năm qua. Việc bổ sung nguồn cung đều đặn sẽ thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.Đề xuất thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia
Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề xuất nghiên cứu thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia, hoặc tích hợp giao dịch vàng vào Sở giao dịch hàng hóa, hay xây dựng Sàn giao dịch vàng trong Trung tâm tài chính quốc tế. Các chuyên gia đánh giá đây là những giải pháp chiến lược để minh bạch hóa và hiện đại hóa thị trường vàng.
Ông Hoàng Văn Cường đề xuất xây dựng sàn giao dịch vàng thứ cấp, cho phép người dân mua bán vàng qua thanh toán điện tử, lưu trữ vàng trong tài khoản tín chỉ hoặc rút vàng vật chất. Giải pháp này giúp người dân giao dịch tiện lợi, không cần xếp hàng hay cất trữ vàng tại nhà. Các doanh nghiệp vàng cũng tiết kiệm chi phí gia công và giảm nhu cầu nhập khẩu vàng bằng ngoại tệ.Ông Cường nhấn mạnh: “Huy động lượng vàng tích trữ trong dân thành quỹ sẽ tạo nguồn lực lớn cho nền kinh tế.”Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ủng hộ mô hình sàn vàng hybrid - kết hợp giao dịch vàng tài khoản và vàng vật chất. Người dân có thể mua bán “tín chỉ vàng” qua tài khoản và rút vàng khi cần, vừa tiện lợi vừa giảm áp lực lưu trữ vật chất.
Còn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng Sở giao dịch vàng quốc gia là mô hình khả thi nhất trong ngắn và trung hạn. Được thiết kế như một cơ quan trung gian độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, Sở này sẽ niêm yết giá vàng theo cung cầu, kết nối các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân qua nền tảng điện tử.Ngoài ra, Sở có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, giúp phòng ngừa rủi ro giá vàng và tỷ giá. Sàn giao dịch vàng sẽ tăng tính minh bạch, cung cấp dữ liệu thời gian thực để Nhà nước điều chỉnh chính sách kịp thời.Các chuyên gia đánh giá việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng và thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là những bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường vàng, giảm chênh lệch giá trong nước và quốc tế, đồng thời huy động nguồn lực vàng trong dân cho phát triển kinh tế.Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần có sự quản lý chặt chẽ, cơ chế nhập khẩu linh hoạt và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Những giải pháp này không chỉ ổn định thị trường vàng mà còn góp phần củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp, hướng tới một thị trường tài chính lành mạnh và bền vững.Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/xoa-bo-doc-quyen-vang-mieng-buoc-tien-minh-bach-hoa-thi-truong-vang-post1041766.vnp
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng tăng trở lại do nhu cầu giữ an toàn tài sản
11:02' - 02/06/2025
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch sáng 2/6 sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.
-
Ý kiến và Bình luận
Sau hàng loạt sai phạm kinh doanh vàng: Có nên thành lập Sở Giao dịch vàng?
10:06' - 02/06/2025
Trước thực trạng thị trường vàng kém minh bạch, nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng, mở rộng sản xuất và thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phát hiện nhiều sai phạm về hoạt động kinh doanh vàng tại 6 doanh nghiệp và ngân hàng
18:52' - 30/05/2025
Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị trên do không tuân thủ các quy định pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18'
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.