Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, việc sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9
Xem xét, quyết định 54 nội dung về lập hiến, lập pháp
Kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025; Đợt 2: bắt đầu từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc ngày 30/6/2025. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp (gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp); 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định. Cụ thể, về công tác lập hiến, lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét, thông qua 34 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến 6 dự án luật. Quốc hội cũng xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Đồng thời, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền... Tạo thuận lợi trong kiện toàn tổ chức bộ máyTại cuộc họp báo, đại diện các cơ quan của Quốc hội đã trả lời nhiều vấn đề báo chí quan tâm.
Về việc sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như trình Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp thứ 44. Việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đây cũng là vấn đề được đặt ra ở nhiều nhiệm kỳ trước. Theo bà Nguyễn Phương Thủy, sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng kết thúc (thông thường vào tháng 1), công tác bầu cử được tiến hành vào tháng 5, tức là có 4 tháng tiến hành các công việc liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện sớm về tổ chức nhân sự các cơ quan Nhà nước, gắn với yêu cầu kiện toàn nhân sự trong Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và nhất trí chủ trương báo cáo Quốc hội xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, để làm sao cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân lần tới được tiến hành gần nhất có thể sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc. Việc này sẽ tạo thuận lợi hơn trong kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự các cơ quan nhà nước. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nêu rõ, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đang được nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước trong quá trình tiến hành bầu cử, rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo công tác bầu cử tiến hành khẩn trương, thuận lợi nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu, đảm bảo quyền công dân về bầu cử và ứng cử. Thông tin thêm tại cuộc họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Trong đó, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức lấy ý kiến truyền thống, người dân có thể tham gia ý kiến trực tuyến qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an, đây là điểm mới và tạo thuận lợi hơn. Dự kiến sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung 8/120 điều của Hiến pháp. Trả lời câu hỏi của phóng viên về một số nội dung tại Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhấn mạnh, đây là nội dung mới và rất quan trọng. Trong đó, nhiều nội dung gắn chặt với các công tác, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Nghị quyết số 66-NQ/TW đã nêu rõ những mục tiêu hết sức cụ thể và đặt ra yêu cầu cho các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội nói chung cũng như cả hệ thống chính trị cần phải nỗ lực, cố gắng hết sức để hoàn thiện pháp luật, thể chế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho biết, tại các kỳ họp Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn luôn là ưu tiên hàng đầu và Kỳ họp thứ 9 cũng không nằm ngoài tinh thần đó. Nhấn mạnh đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, Quốc hội dành thời lượng rất lớn cho công tác xây dựng pháp luật để tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, bà Nguyễn Phương Thủy cho rằng, việc tháo gỡ điểm nghẽn không phải là hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình liên tục có trọng tâm, trọng điểm; có lộ trình với những yêu cầu từ thực tiễn và phù hợp với khả năng, năng lực thực tế của các cơ quan thực hiện... Bởi vậy, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung các luật liên quan chặt chẽ đến yêu cầu tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo cơ sở cho việc đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khơi thông nguồn lực tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế
13:54' - 24/04/2025
Sáng 24/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12' - 22/07/2025
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58' - 22/07/2025
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34' - 22/07/2025
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10' - 22/07/2025
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09' - 22/07/2025
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57' - 22/07/2025
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02' - 22/07/2025
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56' - 22/07/2025
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34' - 22/07/2025
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.