Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành để thúc đẩy phát triển kinh tế biển
* Cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Đây là nền tảng để quản lý, khai thác tổng hợp tài nguyên, giải quyết các xung đột và lựa chọn phương án tối ưu giữa các lĩnh vực phát triển trên biển.
"Quan trọng nhất là cần xác định rõ trọng tâm, đâu là vấn đề liên ngành, liên vùng, liên địa phương, thậm chí là liên quốc gia, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng "việc gì cũng phải điều phối", dẫn tới quá tải, gây trở ngại kỹ thuật, tài chính, ảnh hưởng đến phát triển", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh "cơ chế điều phối phải dựa trên nguyên tắc phân cấp, chỉ giữ lại những vấn đề thực sự cần điều phối ở cấp Trung ương, còn lại phải giao về địa phương".
Theo Phó Thủ tướng, chiến lược và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong điều phối liên ngành. Tuy nhiên, để giải bài toán phát triển đa ngành, đa lĩnh vực tại một vùng biển, nơi tiềm ẩn xung đột giữa hàng hải, điện gió, thủy sản, du lịch, dầu khí… thậm chí liên quan đến yếu tố quốc tế, cần bổ sung thêm những công cụ điều phối hữu hiệu khác. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết xung đột phát triển, lựa chọn phương án dựa trên các tiêu chí trụ cột là hiệu quả môi trường, kinh tế và khả năng tạo việc làm…; nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ phân tích và ra quyết định cho các tình huống xung đột liên ngành; cơ chế điều phối công tác điều tra, khảo sát tài nguyên môi trường biển phục vụ hoạt động triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển.Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chế, xác định phạm vi hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó tập trung giải quyết các xung đột mang tính chất liên tỉnh, liên vùng hoặc liên quan tới dự án trọng điểm quốc gia, hoặc các vấn đề ở tầm quốc tế như thực hiện các thỏa thuận quốc tế, nghiên cứu khoa học biển, xử lý các sự cố môi trường mang yếu tố xuyên biên giới hoặc vượt quá năng lực của địa phương…; đề xuất cơ chế tài chính dành cho hoạt động điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và địa phương về tài nguyên môi trường biển.
* Nâng cao hiệu quả phát triển bền vững kinh tế biển Trước đó, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau 7 năm triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược), các ngành kinh tế biển chủ đạo như du lịch - dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí, thủy sản, năng lượng tái tạo và một số ngành kinh tế biển mới đã có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Chiến lược vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 169 đề án, dự án, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố có biển, đến nay mới chỉ có 35 nội dung đang được triển khai, tương đương 20,7%. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và mục tiêu chung của Chiến lược biển quốc gia. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là việc thiếu cơ chế điều phối liên ngành đủ mạnh để giám sát, cập nhật tiến độ, tháo gỡ vướng mắc và tạo sự kết nối giữa các dự án, đề án đang triển khai. Do khối lượng dự án rất lớn và có sự tham gia của nhiều bộ, ngành nhưng lại thiếu cơ chế điều phối liên ngành, nên việc cập nhật tiến độ, tình hình triển khai việc thực hiện các đề án, dự án còn bất cập, hạn chế.Các bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn, vướng mắc, thiếu chia sẻ, tham khảo số liệu, tài liệu liên quan dẫn tới chậm triển khai các đề án, dự án hoặc trùng lặp nội dung, không kế thừa, khai thác kết quả của các đề án, dự án liên quan dẫn đến gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh nhiều quy hoạch liên quan đến không gian và tài nguyên biển đã được phê duyệt như Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác vùng bờ..., yêu cầu về một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan ngày càng trở nên cấp thiết. Tính đặc thù của không gian biển - nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế chồng lấn, đòi hỏi cần có một cơ chế điều phối đa ngành đủ mạnh để giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành phát sinh trong quá trình triển khai Chiến lược. Vì vậy, cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm cụ thể hóa quy chế hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai thực tiễn, đồng thời bảo đảm không chồng chéo với pháp luật hiện hành và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; tạo nền tảng cho phát triển kinh tế biển một cách bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Công Thương cho rằng, việc xây dựng cơ chế điều phối liên ngành không chỉ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam mà còn đáp ứng xu hướng quốc tế khi nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã thiết lập các cơ chế tương tự; cần tận dụng và hoàn thiện cơ chế phối hợp hiện có, tránh phát sinh thủ tục mới và rà soát hoạt động, kinh phí của Ủy ban quốc gia để nâng cao hiệu quả phát triển bền vững kinh tế biển.http://baotintuc.vn/thoi-su/xay-dung-co-che-dieu-phoi-lien-nganh-de-thuc-day-phat-trien-kinh-te-bien-20250528133947381.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ninh Thuận phát triển kinh tế biển bền vững
10:55' - 27/02/2025
Với đường bờ biển dài hơn 105km và vùng lãnh hải rộng 18.000km2, Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế biển của Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỷ nhân dân tệ
08:09' - 25/02/2025
Kinh tế biển của Trung Quốc phát triển mạnh trong năm 2024 khi tổng sản lượng kinh tế biển lần đầu tiên đạt 10.543,8 tỷ nhân dân tệ (1.444,3 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước đó.
-
Kinh tế tổng hợp
Bến Tre đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng kinh tế biển
14:08' - 15/01/2025
Sáng 15/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND huyện Ba Tri tổ chức lễ công bố các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ thúc đẩy Dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2
21:07' - 16/07/2025
Ngày 16/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã làm việc với Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan còn nhiều vướng mắc trước thời hạn thông xe
20:45' - 16/07/2025
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật trước ngày 19/8, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
20:44' - 16/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, hoàn thành trước ngày 27 tháng 7 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh
19:43' - 16/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đổi xe để sống xanh, cần đồng hành cùng người nghèo
19:26' - 16/07/2025
Cần có sự đồng hành của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, nhất là những người nghèo trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức vào hoạt động đúng kế hoạch
19:15' - 16/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như tiến độ xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Ninh Bình.