Việt Nam nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực
Ngày 3/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột” dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Chủ tịch HĐBA tháng 8/2023) với sự tham dự và phát biểu của đại diện hơn 80 nước thành viên LHQ.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại cuộc họp, diễn giả từ một số tổ chức quốc tế và đại diện các nước đánh giá thế giới đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do tác động đan xen của các yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột vũ trang...
Về giải pháp, các ý kiến cho rằng cần tăng cường vai trò của LHQ, nhất là HĐBA, trong việc ngăn ngừa xung đột, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ mất an ninh lương thực, củng cố hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững hơn, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của dân thường trong xung đột.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh các báo cáo gần đây và thảo luận tại Hội nghị Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) lần thứ 43 diễn ra tại Rome (Italy) tháng 7 vừa qua cho thấy thế giới đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn về an ninh lương thực.
Trong khi hầu hết các lĩnh vực đã phục hồi ở mức độ khác nhau sau đại dịch, tình trạng mất an ninh lương thực tiếp tục là vấn đề nan giải ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các khu vực có xung đột. Do đó cần có cam kết và nỗ lực chung mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế để chấm dứt vòng luẩn quẩn giữa xung đột và đói nghèo.
Nhấn mạnh cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nạn đói tại các vùng xung đột là ngăn chặn bạo lực và xây dựng hòa bình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng HĐBA cần đóng vai trò hiệu quả hơn trong giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, qua đó giảm thiểu rủi ro mất an ninh lương thực do xung đột.
Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên trong xung đột tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo quốc tế, không phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của dân thường, nhất là phụ nữ và trẻ em, như quy định tại Nghị quyết 2573 do Việt Nam đề xuất khi làm Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021.
Đồng thời, HĐBA cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chuyên môn như FAO, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và các đối tác quốc tế để giải quyết nạn đói ở các khu vực xung đột, hợp tác với các tổ chức khu vực để tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống lương thực và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định an ninh lương thực vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp ít phát thải và có khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu, mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực trong khu vực.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu, thông qua duy trì xuất khẩu gạo và các nông sản khác một cách ổn định; sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột./.
- Từ khóa :
- việt nam
- lương thực
- an ninh lương thực
Tin liên quan
-
Thị trường
Tác động tiềm ẩn của El Nino đối với giá lương thực
07:35' - 02/08/2023
Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã đưa ra cảnh báo về tác động tiềm ẩn của điều kiện thời tiết El Niño đối với giá lương thực.
-
Tài chính
Indonesia chi hơn 500 triệu USD dự phòng nguy cơ thiếu lương thực
13:15' - 28/07/2023
Indonesia sẽ phân bổ ngân sách hơn 8.000 tỷ rupiah (khoảng 531 triệu USD) để dự phòng tình huống thiếu lương thực do El Nino gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
El Nino năm nay sẽ ảnh hưởng ra sao đến nguồn cung lương thực toàn cầu?
19:11' - 19/07/2023
Mối quan tâm hiện nay là tác động của hiện tượng El Nino đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá lương thực, gồm các mặt hàng chủ lực như lúa mỳ, ngô và gạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước ngoặt chiến lược trong hợp tác song phương
08:59'
Các tờ báo lớn tại Maroc, như Le Matin (Buổi sáng) và La Vie Eco, đã dành nhiều bài viết và phóng sự để phản ánh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41' - 27/07/2025
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34' - 27/07/2025
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.