Việt Nam- Ba Lan: Nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại
Là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1925-2025), Việt Nam và Ba Lan từ lâu đã duy trì mối quan hệ kinh tế chiến lược, nơi cả hai quốc gia đóng vai trò cửa ngõ quan trọng cho nhau. Việt Nam, với vị trí chiến lược tại Đông Nam Á và là trung tâm sản xuất toàn cầu, là cầu nối để doanh nghiệp Ba Lan tiếp cận thị trường ASEAN với hơn 650 triệu dân. Ngược lại, Ba Lan là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU rộng lớn, với gần 500 triệu người tiêu dùng và sức mua cao. Do đó, chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tạo cơ hội để Việt Nam và Ba Lan đẩy mạnh hợp tác song phương trong thời gian tới.
*Đối tác thương mại lớn
Theo các chuyên gia, những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan không ngừng phát triển song hành với thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.
Ba Lan hiện tại đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung và Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan tại Đông Nam Á và được coi là một trong đối tác ưu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước châu Á.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với thị trường EU nói chung và với thị trường Ba Lan nói riêng. Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả, theo xu hướng gia tăng thương mại hai chiều của Việt Nam - EU kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.*Nhiều dư địa hợp tác
Nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt tại thị trường Ba Lan, ngày 9/1, tại Bến Lức, Long An đã diễn ra chương trình kết nối trực tuyến với doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan. Đây dấu ấn quan trọng trong chiến lược xúc tiến thương mại, mở rộng kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2025. Qua đó, tạo thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế.Ông Hoàng Mạnh Huê - Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu cho rằng: Để thâm nhập thị trường Ba Lan, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu hay không cũng như nhu cầu, thói quen tiêu dùng và xu hướng nổi bật để tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Hơn nữa, thế hệ trẻ người Việt tại Ba Lan, với nền tảng học vấn vững chắc, sự am hiểu ngôn ngữ và văn hóa bản địa sẽ là lực lượng then chốt trong việc đổi mới mô hình kinh doanh. Họ có thể đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam và thị trường Ba Lan, từ khâu phát triển sản phẩm đến xây dựng thương hiệu. Bởi vậy, việc thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương thiết thực và hiệu quả, tập trung khai thác tiềm năng của nhóm đối tượng này là điều cần ưu tiên trong thời gian tới.Ngoài các kênh phân phối truyền thống vẫn còn nhiều dư địa như chợ truyền thống, siêu thị châu Á..., nền tảng trực tuyến như Allegro, Amazon và các sàn thương mại điện tử độc lập cũng đang nổi lên như một kênh phân phối đầy tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp cần thích ứng với công nghệ hiện đại, tăng cường ứng dụng các nền tảng thanh toán điện tử xuyên biên giới để phù hợp với nhu cầu của đối tác.Ông Nguyễn Sơn - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan cho hay: Ba Lan là một trong các quốc gia châu Âu có đông đảo cộng đồng người Việt. Hàng nghìn quán ăn Việt đã trở thành những địa chỉ ẩm thực quen thuộc với người dân thủ đô nước này; trong đó, nhiều nhà hàng nằm trong danh sách được yêu thích nhất. Hệ thống nhà hàng này cùng các chuỗi bán buôn, bán lẻ thực phẩm Á sẽgóp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản, thực phẩm từ Việt Nam sang Ba Lan.Đặc biệt, được sự chấp thuận của Đại sứ quán, Thương vụ đã đề nghị đoàn công tác của địa phương Việt Nam sang làm việc tại địa bàn nghiên cứu mang một số sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) để quảng bá, giới thiệu đặc sản độc đáo với thế giới mà không bị đụng hàng với các đối thủ lân cận.Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan tiếp tục triển khai mô hình này khi đón đoàn công tác từ các tỉnh, thành sang học tập kinh nghiệm, kêu gọi đầu tư… Với sự hợp tác và ủng hộ từ các địa phương sẽ có thêm nhiều đặc sản Việt được giới thiệu tới người tiêu dùng Ba Lan, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại hai nước. cho biết: Tới đây, Bộ sẽ tăng cường hợp tác trao đổi đoàn, triển lãm, hội thảo xúc tiến thương mại; mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bán lẻ tại cả Ba Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác đưa hàng hóa xuất khẩu vào mạng phân phối của tập đoàn tại Ba Lan và các nước thuộc EU, nhất là hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các tập đoàn phân phối đa quốc gia của Ba Lan và EU liên kết, hợp tác với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để phát triển nguồn hàng cho mạng phân phối toàn cầu;xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung ứng của khu vực. Đặc biệt, tận dụng tốt EVFTA để đàm phán, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường mặt hàng nông thủy sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường EU, tạo tiền đề đưa sản phẩm của Việt Nam vào hệ thống phân phối EU. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển xuất khẩu dựa trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản duy trì kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ
18:20' - 07/01/2025
Năm 2024, Việt Nam cũng là đối tác lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, chiếm 4,13% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
-
DN cần biết
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu về chính sách mới của Singapore
10:08' - 04/01/2025
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần lưu ý một số chính sách mới của Singapore đã ban hành và đang tham vấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.