Vận hành tối đa công suất để lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân
Qua kiểm tra công tác lấy nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2024-2025 tại Nam Định và Hà Nam ngày 14/1, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, tổng nước để đổ ải cho vụ Đông Xuân này chắc chắn sẽ tăng so với mọi năm. Các địa phương cần tập trung nguồn lực, vận hành tối đa công suất các công trình thủy lợi để lấy nước, đảm bảo cho thời vụ sản xuất.
Địa phương cũng đã chỉ đạo nhập nước vào các kênh chìm khi có triều cường cuối tháng 12/2024, đầu tháng 1/2025. Nhờ vậy, đến nay địa phương đã có diện tích lấy đủ nước đạt khá cao với khoảng 46%, ông Trần Đức Việt chia sẻ.
Cùng Đoàn công tác kiểm tra, ông Nguyễn Văn Vương, Cục Trồng trọt cũng cho rằng, thời tiết hanh khô tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm đất ải. Tuy nhiên, việc lấy nước cho gieo cấy lại có những khó khăn nhất định vì lượng nước cho đổ ải sẽ tăng lên. Các địa phương đã rất chủ động vận động bà con tích cực ra đồng ruộng củng cố bờ bao bờ thửa để hạn chế việc thất thoát nước. Giữa 2 đợt lấy nước tương đối dài, các địa phương cần quan tâm đến việc trữ nước và giữ nước. Trong tình hình nguồn nước khó khăn, ngay từ đầu vụ, Cục Trồng trọt đã khuyến cáo các địa phương rà soát diện tích gieo cấy, đặc biệt tại những vùng cao có nguy cơ không đảm bảo được nước có thể chuyển đổi sang cây trồng khác như rau màu, cây trồng cạn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng trọt. Vụ Đông Xuân năm nay dự kiến sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất. Nông dân cần tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bám sát lịch gieo cấy và cần tập trung cho trà Xuân muộn để tránh rét đậm, rét hại cũng như thời tiết bất lợi vào cuối vụ, ông Nguyễn Văn Vương khuyến cáo. Cục Thủy lợi cho biết, đến 16h ngày 14/1, tổng diện tích có nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 119.178 ha, đạt 24,4% (tăng 5,9% so với ngày 13/1). Cụ thể: Phú Thọ đạt 71,7% diện tích gieo cấy, Nam Định 46,6%, Ninh Bình 32,4%, Vĩnh Phúc 25,3%, Hà Nam 21,4%, Hà Nội 14,4%, Thái Bình 14,8%, Hưng Yên 9,8%, Hải Dương 9,6%, Hải Phòng 8,9%, Bắc Ninh 6,6%. Mực nước thực đo trung bình ngày 14/1 (tính đến 15 giờ) tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,53 m, cao nhất lúc 11 giờ đạt 1,95 m. Với dòng chảy được bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi đã được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đủ điều kiện để vận hành lấy nước. Xâm nhập mặn thực đo ngày 14/1 tại một số vị trí cống lấy nước cách cửa sông khoảng 28-30 km trên các sông Thái Bình và Văn Úc lớn nhất đạt từ 0,7 - 4,1 phần nghìn; độ mặn trên 1 phần nghìn duy trì từ 3 - 4 giờ trong thời gian đỉnh triều nên một số công trình thủy lợi chưa đủ điều kiện vận hành. Xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến khả năng lấy nước ngược của Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, các cống Cầu Xe, An Thổ chưa thể vận hành do độ mặn tăng cao. Các địa phương vùng ven biển đã lợi dụng lúc thủy triều cao vận hành lấy nước khi điều kiện độ mặn cho phép.- Từ khóa :
- nông nghiệp
- đổ ải
- đông xuân
- nông nghiệp nông thôn
- trồng trọt
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp vận hành hệ thống điện tốt hơn
16:50' - 25/12/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị đã đề ra nhiều giải pháp để vận hành hệ thống điện tốt hơn nữa, đáp ứng nhu cầu phụ tải dự báo tăng cao trong năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng: Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng giao
08:15'
Hải Phòng đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 vượt kế hoạch Thủ tướng giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3
07:58'
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 117/CĐ-TTg về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (bão Wipha).
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng cấm các hoạt động trên sông, biển từ 17 giờ ngày 20/7
21:31' - 20/07/2025
Chiều 20/7, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng phát đi thông báo số 303/BCHPTDS về việc cấm các hoạt động trên sông, biển để phòng chống bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh
21:31' - 20/07/2025
Việc chuyển đổi theo mô hình kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngư dân ven biển Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3
21:17' - 20/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, ngư dân Nghệ An đang khẩn trương cập cảng sớm để tiêu thụ hải sản, kiểm tra, gia cố phương tiện và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão từ sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Hỗ trợ các gia đình nạn nhân
20:53' - 20/07/2025
Một ngày sau vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã chung tay hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, góp phần xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân và gia đình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Ngư dân ven biển chủ động bảo vệ tài sản trước khi bão số 3 đổ bộ
20:52' - 20/07/2025
Hưng Yên đang khẩn trương thực hiện các công việc ứng phó với cơn bão, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của bão đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội siết chặt an toàn đường thủy trên tuyến sông Hồng, ứng phó bão số 3
20:51' - 20/07/2025
Chiều 20/7, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với UBND và Công an phường Hồng Hà kiểm tra thực tế dọc tuyến sông Hồng; đồng thời tuyên truyền việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ xóa hơn 266.500 nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
20:20' - 20/07/2025
Theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến hết ngày 19/7, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 266.511 căn, trong đó, khánh thành 231.513 căn, đang khởi công, xây dựng 34.998 căn.