Vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị tại Pháp
Đây cũng là những lô vải đầu tiên của vụ mùa 2024 đạt tiêu chuẩn GlobalGap được xuất từ Thanh Hà, Hải Dương, đi châu Âu bằng đường hàng không.
Được nhập khẩu bởi công ty ACEM, những trái vải rám hồng, thơm lựng, khi bóc ra thấy cùi dày mọng nước, đưa vào miệng cảm nhận được vị ngọt dịu thấm đến từng chân răng, khiến thực khách không thể quên được. Nhiều khách mua hàng bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy những trái vải Việt Nam được bán tại đây.
Chị Tâm Fabre, một Việt kiều Pháp, đã rất ấn tượng khi đón nhận những trái vải đầu mùa năm nay. Chị cho biết ngay khi nghe tin vải được nhập về cửa hàng, chị đã đến để ăn thử và rất hài lòng về chất lượng của quả vải.
Ông Philippe Moine, một khách hàng Pháp, không giấu niềm tự hào khi khoe đã biết đến quả vải Việt Nam từ 20 năm nay và luôn yêu thích chúng. Bưng hộp vải trên tay, ông tỏ ra rất hài lòng vì "loại quả này có mùi thơm quyến rũ, cùi dày, mọng nước và vị ngọt mát, mang lại một cảm giác rất tuyệt vời khi ăn".
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, chị Đỗ Thị Quỳnh Phương, đại diện công ty ACEM và cũng là chủ chuỗi siêu thị Chợ Việt Pháp, cho biết đây là những lô hàng đầu tiên trong năm 2024 mà công ty nhập về. Mặc dù năm nay trong nước mất mùa vải, nhưng lô vải đợt này có chất lượng tốt, quả đồng đều, tươi, ngọt và mọng nước.Ngay khi vải được đưa lên kệ siêu thị, đông đảo khách hàng đã tới nếm thử và mua về. Chị Quỳnh Phương khẳng định sản phẩm công ty nhập khẩu đều được trồng ở các vùng quy hoạch, có nguồn gốc xuất xứ, được lựa chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn Globalgap và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo khi đến tay khách hàng, sản phẩm vẫn đạt chất lượng tươi ngon.
Chia sẻ những khó khăn trong việc kinh doanh sản phẩm này, chị cho biết: "Do mùa vải không dài và việc bảo quản cũng không hề dễ nên công ty không thể nhập khẩu ồ ạt. Tuy nhiên, năm nay công ty ACEM vẫn dự kiến nhập khoảng 10 tấn vải tươi để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng Pháp".
Trong thành công của việc đưa quả vải Việt Nam thâm nhập thị trường Pháp, bên cạnh nỗ lực của các nhà nhập khẩu, phải kể đến sự hỗ trợ không nhỏ của đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tại nước này.Theo ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp, nhờ sự phối hợp của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương và nhà cung cấp tại Việt Nam, lô hàng hai tấn vải tươi đầu tiên của mùa vải năm nay đã được công ty ACEM nhập khẩu chính ngạch vào Pháp một cách thuận lợi. Thủ tục thông quan diễn ra nhanh chóng chứng tỏ hàng hóa đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và điều kiện.
Đây cũng là lần đầu tiên lô hàng đi trực tiếp từ Hà Nội tới Paris thông qua đường bay thẳng của Hãng hàng không Vietnam Airlines, đảm bảo lưu giữ được tối đa chất lượng và hương vị của quả vải Việt Nam, vốn nổi tiếng với người tiêu dùng bản địa.
Ông Vũ Anh Sơn cũng cho biết, tiếp nối những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường bản địa, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đang phối hợp cùng các đối tác xây dựng một chương trình dài hạn và triển khai bước đầu nỗ lực liên kết cộng đồng người Việt làm thương mại tại Pháp, lấy đó làm mũi nhọn, hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Pháp và châu Âu.Việc cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có thêm các nhà nhập khẩu mới tham gia lan tỏa hàng hóa Việt Nam chính là thành quả của nỗ lực này. Để hàng hóa nông sản Việt Nam thâm nhập và trụ vững tại một thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), ông Vũ Anh Sơn nhấn mạnh: "Hiện nay lượng doanh nghiệp đủ điều kiện và năng lực xuất khẩu hoa quả tươi vào Pháp đã được định hình rõ. Như vậy khi đã xác định được vị trí ổn định, các doanh nghiệp cần bước sang giai đoạn tiếp theo là cải tiến quy trình nuôi trồng và công nghệ thu hoạch, bảo quản, để đảm bảo lưu giữ được tốt nhất chất lượng các loại quả tươi.
Khi thị trường đã thiết lập được một mặt bằng tương đối đồng đều về nguồn cung, việc đảm bảo chất lượng tốt sẽ là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Và quan trọng hơn cả vẫn là đẩy mạnh các chương trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận ngày càng nhiều hơn tới người tiêu dùng bản địa, để từ đó thâm nhập ngày càng sâu hơn vào thị trường các nước. Và chính trong các hoạt động này, vai trò của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài được thể hiện như một nhân tố then chốt".
Cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đang là những thị trường đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam. Hy vọng sắp tới sẽ không chỉ vải thiều, nhãn lồng, hay thanh long, mà cả những trái cây khác của Việt Nam sẽ có thể đến với khách hàng khu vực này.Tin liên quan
-
Thị trường
Bắc Giang tìm đối tác, kết nối tiêu thụ vải thiều chín sớm
16:29' - 27/05/2024
Năm 2024, diện tích vải thiều của huyện Tân Yên là 1.420 ha, dự kiến sản lượng khoảng 15.500 tấn.
-
Hàng hoá
Mùa vụ năm 2024: Bắc Giang bắt đầu thu hoạch vải thiều sớm
10:10' - 23/05/2024
Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, năm 2024, tỉnh Bắc Giang ước sản lượng vải thiều đạt khoảng 100.000 tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng giá trị bù sản lượng cho vụ vải thiều Bắc Giang 2024
18:23' - 21/05/2024
Để bù đắp sự sụt giảm sản lượng, người trồng vải và các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang đang tập trung chăm sóc, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ để nâng cao giá trị quả vải.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
10:40' - 05/05/2024
Năm nay việc xúc tiến thương mại tiêu thụ vải đã mở rộng đến Thương vụ Việt Nam và kết nối trực tuyến với doanh nghiệp nước ngoài để tìm hướng đi bền vững, nâng cao giá trị quả vải thiều Thanh Hà.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59'
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57'
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04'
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.
-
Doanh nghiệp
BSR-hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
10:39'
Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng E10 ra thị trường từ đầu năm 2026, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực phục hồi sản xuất nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gia vị gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
20:58' - 16/07/2025
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều vướng mắc mặt bằng tại cụm dự án truyền tải Nhơn Trạch
20:25' - 16/07/2025
Các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang gặp nhiều vướng mắc mặt bằng do có hộ dân cản trở, không cho thi công dựng cột và kéo dây.
-
Doanh nghiệp
Embraer cảnh báo tác động từ thuế quan Mỹ có thể ngang với đại dịch COVID-19
16:06' - 16/07/2025
Embraer dự báo thuế sẽ tạo ra chi phí bổ sung khoảng 9 triệu USD cho mỗi máy bay xuất khẩu sang Mỹ, với tổng tác động tiềm tàng lên tới khoảng 2 tỷ real (360 triệu USD) trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC
09:24' - 16/07/2025
EVN cảnh báo tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC, gây rủi ro cho hệ thống điện và thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.