Ứng dụng công nghệ số với tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Sáng 10/11, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng" với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, nhà thơ, nhà văn trong cả nước.
Theo ông Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, thời gian qua, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có những bước trưởng thành rất đáng tự hào. Trước hết, phải kể đến đội ngũ văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số xuất hiện ngày càng đông đảo, đã được Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tập hợp trong một khối đoàn kết và thúc đẩy sáng tạo, sản xuất nhiều tác phẩm phục vụ đồng bào các dân tộc.
Trong các ngành nghệ thuật, văn học và mỹ thuật có sự phát triển nhanh cả về đội ngũ, chất lượng, đặc biệt là văn xuôi, với lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo. Thơ của các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp đáng kể vào nền thơ ca cả nước và mang đậm bản sắc riêng. Đề tài sáng tác không chỉ tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước, con người mới, mà hiện nay, biên độ sáng tác đã mở rộng hơn rất nhiều.Đặc biệt, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc riêng, đề tài rộng mở, từng bước bắt nhịp với đời sống của đồng bào dân tộc, ca ngợi cái mới, cái tốt đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái lạc hậu và cái ác. Một số tác phẩm đã đi sâu vào khai thác thân phận con người dân tộc thiểu số và miền núi. Thể loại sáng tác phong phú và đa dạng hơn; nhiều tác giả mạnh dạn tìm tòi thể hiện các thể loại như văn xuôi, lý luận phê bình và điện ảnh, tuy chưa đông đảo nhưng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế đã được trao cho các tác giả người dân tộc thiểu số.
Đáng chú ý, ngày càng nhiều tác giả người dân tộc thiểu số có ý thức và quan tâm nhiều hơn đến việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và sáng tác song ngữ. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hàng trăm công trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch các loại hình văn nghệ dân gian của các dân tộc Tây Nguyên, Khmer Nam Bộ, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thái, Mông... và của nhiều dân tộc khác đã được biên soạn công phu và có giá trị cao, ra mắt bạn đọc.Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho biết, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận 84 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số và phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh hội viên bằng nhiều hình thức như hỗ trợ sáng tạo, trao giải thưởng, cử theo các lớp tập huấn, trại sáng tác đối với lực lượng trẻ, vinh danh những văn nghệ sĩ cao tuổi đã có nhiều cống hiến... góp phần vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng; tạo lực lượng trẻ làm nền tảng phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đồng tình với quan điểm trên, Thạc sĩ Cầm Thúy Hòa, Chi hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La cho rằng, trong hơn 50 dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đều sở hữu những bản sắc văn hóa riêng biệt và phong phú, từ ngôn ngữ, phong tục, tập quán đến văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những giá trị văn hóa truyền thống này đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên hoặc thay đổi một cách sâu sắc nếu không có những biện pháp bảo tồn và phát triển kịp thời và hiệu quả. “Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Một mặt, công nghệ số có thể giúp bảo tồn văn hóa truyền thống thông qua số hóa các di sản văn hóa, lưu giữ và truyền tải kiến thức, kết nối các cộng đồng. Mặt khác, sự thu hẹp khoảng cách và tiếp cận dễ dàng với văn hóa hiện đại toàn cầu khiến giới trẻ dân tộc thiểu số có xu hướng lãng quên giá trị truyền thống của mình, dẫn đến tình trạng mất dần bản sắc văn hóa. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ phía cộng đồng dân tộc thiểu số mà còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng mà đồng xã hội. Việc xây dựng và triển khai các chiến lược bảo tồn và phát triển văn hóa thông qua công nghệ số, giáo dục và các chương trình cộng đồng là những giải pháp thiết yếu để gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu của các dân tộc thiểu số”, Thạc sĩ Cầm Thúy Hòa nhấn mạnh. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, Chủ tịch Chi hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc đưa tác phẩm lên không gian mạng với sự thể hiện của sách nói (audio book), sách điện tử (e-book),… là xu hướng tất yếu, thể hiện sự năng động, “chuyển mình" của đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số để tác phẩm bắt nhịp với thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển bùng nổ của công nghệ hiện nay, đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số không những phải tiếp cận với thế giới công nghệ, khám phá và vận dụng linh hoạt trong sáng tạo tác phẩm mà còn phải đưa tác phẩm văn học nghệ thuật lên không gian mạng, đến gần hơn với công chúng; qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngày càng phong phú, đa dạng của nền văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong kỷ nguyên số. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện có trên 1.000 hội viên, 40 tổ chức cơ sở Hội và chi hội tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh, nhiếp ảnh, lý luận phê bình, văn nghệ dân gian.Tin liên quan
-
DN cần biết
Cải thiện năng lực trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số
16:51' - 06/11/2024
Những thay đổi tích cực từ quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến thói quen tiêu dùng của người dân qua thương mại điện tử đã đánh dấu bước tiến của chuyển đổi số và thương mại điện tử Việt Nam.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ số trong tác phẩm báo chí chất lượng cao
15:07' - 05/11/2024
Công nghệ số đang và sẽ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của hầu hết các lĩnh vực, trong đó có hoạt động báo chí.
-
Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh lấy công nghệ số làm động lực tăng trưởng mới
12:17' - 22/10/2024
Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” xác định mục tiêu đến năm 2025, Thành phố thuộc 5 địa phương đứng đầu về Chính phủ điện tử,
-
Công nghệ
Phát huy hiệu quả vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng
21:47' - 02/10/2024
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hỗ trợ từng người dân” triển khai ứng dụng công nghệ vào đời sống, là việc làm được duy trì từ nhiều năm nay của các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số vào quản lý khai thác than
12:44' - 18/07/2024
Công nghệ mới trong quản lý khí mỏ khai thác than hầm lò không chỉ tạo môi trường sản xuất khai thác than an toàn cho người lao động mà còn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Ninh ưu tiên ứng dụng công nghệ số tại hợp tác xã
08:30' - 25/11/2023
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể thời gian tới sẽ có những chuyển biến thực chất hơn, tạo động lực tích cực để hợp tác xã tăng trưởng và cạnh tranh bình đẳng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Robotaxi - niềm hy vọng của Tesla
16:00'
Tesla và Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk đang phải đối mặt với tình cảnh khó khăn, khi doanh số xe điện (EV) sụt giảm và mảng kinh doanh xe tự lái vẫn chưa thể khởi sắc.
-
Công nghệ
Chuỗi nhà hàng cơm bò Matsuya thử nghiệm công nghệ trồng lúa cạn
07:30'
Nhà điều hành chuỗi nhà hàng Nhật Bản Matsuya Foods Holdings vừa khởi động một dự án thí điểm trồng lúa cạn, một phương pháp canh tác không cần ngập nước cho các cánh đồng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số quốc gia: Bứt phá từ nền tảng thể chế đến hạ tầng số
18:52' - 24/07/2025
Số lượng giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt khoảng 630 triệu giao dịch, tương đương 73% kế hoạch năm.
-
Công nghệ
Bảo đảm liên thông, đồng bộ trong hoạt động chuyển đổi số
07:30' - 24/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ký Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 18/7/2025 về việc bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị.
-
Công nghệ
Khánh Hòa: Tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính hiện đại
13:51' - 23/07/2025
Tỉnh Khánh Hòa đang quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số trong khối cơ quan hành chính nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Các mô hình AI của Google và OpenAI chiến thắng trong cuộc thi toán thế giới
08:27' - 23/07/2025
Đối với các nhà nghiên cứu của OpenAI, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mô hình AI có thể sở hữu khả năng suy luận sâu rộng và có thể mở rộng sang những lĩnh vực khác ngoài toán học.
-
Công nghệ
Phụ huynh tại Mỹ “đau đầu” vì AI
16:21' - 22/07/2025
Nhiều phụ huynh ở Mỹ đang "đau đầu" ví trí tuệ nhân tạo (AI) khi một mặt lo sợ những rủi ro tiềm tàng, mặt khác lại e ngại con cái sẽ tụt hậu nếu không sớm tiếp cận công nghệ này.
-
Công nghệ
Cảnh báo nguy cơ từ lỗ hổng "zero-day" trong phần mềm của Microsoft
14:27' - 22/07/2025
Giới chuyên gia đang đặc biệt lo ngại sau khi hãng Microsoft phát cảnh báo về một lỗ hổng "zero-day" nghiêm trọng trong phần mềm máy chủ SharePoint.
-
Công nghệ
Người dùng ChatGPT gửi 2,5 tỷ lời nhắc/ngày
13:30' - 22/07/2025
Doanh nghiệp công nghệ OpenAI cho biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT nhận được 2,5 tỷ lời nhắc (prompt) từ người dùng toàn cầu mỗi ngày.