Từ tín dụng xanh đến tăng trưởng xanh
Trong hành trình hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, vai trò của các ngân hàng là không thể thiếu. Bằng việc cung cấp vốn, phát triển các sản phẩm tài chính xanh và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, ngân hàng không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).Phóng viên: Ông đánh giá ra sao về vai trò của ngân hàng trong hành trình xanh hóa, hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hành trình xanh hóa và đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam bằng cách cung cấp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo, phát triển các sản phẩm tài chính xanh và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời, ngân hàng tổ chức các chương trình đào tạo về tài chính xanh, công khai thông tin minh bạch, tham gia các sáng kiến quốc tế, huy động nguồn vốn nước ngoài; đóng góp vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách của nhà nước về phát triển bền vững.
Phóng viên: Tại TPBank, dựa vào những tiêu chí nào để phân loại, đánh giá tính bền vững của các dự án để cấp tín dụng xanh?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank đã dựa vào nhiều tiêu chí để đánh giá và phân loại tính bền vững của các dự án nhằm cấp tín dụng xanh. Thứ nhất, đối với tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, các dự án này phải tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế. Đó là những dự án đạt được các chứng nhận về môi trường như ISO 14001, LEED (Leadership in Energy and Environmental Design); hay các tiêu chuẩn quốc tế tương tự. Dự án cần chứng minh khả năng giảm phát thải CO2 và các khí nhà kính khác. Nhằm đạt mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học, các dự án không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, thậm chí góp phần bảo vệ và phục hồi chúng.
Thứ hai, TPBank quan tâm đến những dự án mang lại hiệu quả sử dụng cao, giảm thiểu lãng phí, sử dụng năng lượng tái tạo; ưu tiên các dự án ứng dụng và sản xuất năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, năng lượng sinh khối; sử dụng và quản lý tài nguyên nước có hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.
Thứ ba là tiêu chí về tác động tích cực đến yếu tố xã hội. Các dự án cần cung cấp cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp xanh và bền vững, hoặc góp phần giảm thiểu bất bình đẳng giới và hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội tiếp cận cơ hội tài chính (ví dụ như doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ - WSME). Hay những dự án có tác động tích cực đến cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.
Cuối cùng là tiêu chí đảm bảo khả năng tài chính và hiệu quả kinh tế. Những dự án xanh đó phải có tính khả thi về tài chính, có kế hoạch tài chính rõ ràng và minh bạch. Đi kèm với đó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn bền vững và có lợi trong dài hạn.
Những tiêu chí này giúp TPBank đánh giá tính bền vững của dự án một cách toàn diện, đảm bảo rằng các khoản tín dụng xanh được cấp sẽ thực sự đóng góp vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Phóng viên:Trong quá trình cấp tín dụng xanh, đâu là những khó khăn, rủi ro ngân hàng đang hoặc có thể gặp phải và cần làm gì để tháo gỡ những khó khăn đó, thưa ông?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: Việc đánh giá các dự án xanh đòi hỏi phải có hành lang pháp lý đầy đủ với các tiêu chí rõ ràng để xác định như thế nào là “xanh”. Định nghĩa và tiêu chí để xác định một dự án "xanh" hiện được các tổ chức tín dụng áp dụng chưa rõ ràng và đồng nhất, dẫn đến khó khăn trong quá trình xét duyệt.Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu chi tiết và công cụ đánh giá kỹ thuật đặc thù để xác định dự án có thực sự xanh hay không ở các ngân hàng vẫn còn thiếu. Ngoài ra, các quy định và chính sách về môi trường và tài chính xanh có thể thay đổi, tạo ra rủi ro pháp lý cho các dự án đã được cấp tín dụng. Và việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh tương đối phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng.Phóng viên: Dòng vốn cho vay các dự án xanh thường là vốn trung và dài hạn, xin ông cho biết TPBank có kế hoạch cơ cấu nguồn vốn hoặc mở rộng nguồn vốn như thế nào để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank đã tiên phong và tích cực góp phần đẩy nhanh việc hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam bằng các chương trình cấp vốn vay với giá ưu đãi, tạo điều kiện để khách hàng bổ sung vốn cho các mục đích đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng cũng như tuân thủ định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển tín dụng xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Điển hình như khoản vay tín dụng xanh kỳ hạn 3 năm giữa TPBank và Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu - The Global Climate Partnership Find (GCPF) trị giá 20 triệu USD vào năm 2019. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh của khách hàng, TPBank liên tục có kế hoạch mở rộng nguồn vốn vay cho các dự án xanh từ các nguồn vay trung và dài hạn trong và ngoài nước. Đối với các nguồn vốn tín dụng xanh trung dài hạn từ các Định chế tài chính ngước ngoài, TPBank đã chủ động tiếp cận để trao đổi nhằm tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi và nhận được sự quan tâm, thiện chí hợp tác của nhiều đối tác lớn, uy tín trên thế giới như ADB, IFC (Mỹ), DEG (Đức), BII (Anh), FinDev (Canada)…Hiện các bên đang tiếp tục trao đổi và đàm phán về việc cấp vốn vay đi cùng với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật giúp TPBank đưa ra định hướng về danh mục cho vay và phát triển các dự án xanh.Phóng viên: Qua quá trình thực hiện, TPBank đã ghi nhận được những kết quả đáng chú ý nào và ông đánh giá ra sao về tiềm năng tăng trưởng tín dụng xanh trong tương lai?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: Trong quá trình triển khai, dư nợ tín dụng xanh của TPBank đã tăng trưởng ổn định, và luôn chiếm tỷ lệ gần 3% trên tổng dư nợ cấp tín dụng. Điều này thể hiện nỗ lực của TPBank trong việc phát triển và duy trì ổn định nguồn vốn đầu tư xanh, đồng thời cho thấy sự quan tâm ngày càng cao của các doanh nghiệp và cá nhân đối với các dự án xanh.
TPBank đã tài trợ cho nhiều dự án xanh trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, quản lý nước, và các dự án cải thiện hiệu quả năng lượng, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, ngân hàng tổ chức nhiều chương trình đào tạo và tham gia hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về tín dụng xanh cho cả nhân viên ngân hàng và khách hàng, đồng thời cải thiện năng lực đánh giá và quản lý các dự án xanh của ngân hàng.
Về tiềm năng tăng trưởng tín dụng xanh trong tương lai, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách và chiến lược về phát triển bền vững và giảm phát thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển tín dụng xanh. Nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân về tầm quan trọng của phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ngày càng cao, từ đó tăng nhu cầu về các sản phẩm tài chính xanh.
Thêm vào đó, nhu cầu đầu tư vào các dự án xanh như năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên nước, và xây dựng công trình xanh đang gia tăng, tạo ra nhiều cơ hội cho tín dụng xanh phát triển. Mặt khác, sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế và các quỹ đầu tư xanh cũng mở ra nhiều cơ hội thu hút vốn và triển khai các dự án xanh tại Việt Nam. Với những kết quả đã đạt được và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tín dụng xanh tại TPBank hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và bảo vệ môi trường.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Cơ chế nào thúc đẩy kinh tế tuần hoàn?
16:39' - 15/06/2024
Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn để thể hiện trách nhiệm quốc gia tại các cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định.
-
Doanh nghiệp
Thực thi EPR: Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì?
16:29' - 04/04/2024
EPR yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với việc thu gom, tái chế và xử lý các sản phẩm của họ sau khi không còn sử dụng được nữa. Vậy doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gì khi thực hiện EPR?
-
Ngân hàng
OCB và IFC ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh
07:50' - 04/04/2024
IFC với sự hỗ trợ của chính phủ Australia và Thụy Sỹ, sẽ hỗ trợ OCB thực hiện hành trình chuyển đổi xanh, đồng thời tăng cường năng lực dịch vụ ngân hàng số dành cho các doanh nghiệp SME và bán lẻ.
-
Tài chính
Khơi nguồn dòng vốn xanh
07:51' - 05/03/2024
Để phát triển tài chính xanh, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường.
-
Tài chính & Ngân hàng
Gia tăng vốn cho tăng trưởng xanh
08:00' - 09/02/2024
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh phát triển vượt bậc trong khoảng 2-3 năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38'
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.