Trung Quốc cam kết duy trì sự ổn định kinh tế, thúc đẩy cải cách
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Ủy ban Tài chính Trung ương Trung Quốc Hàn Văn Tú cho biết, trong bối cảnh các yếu tố bất ổn và bất định bên ngoài gia tăng, Trung Quốc sẽ kiên định thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển, sử dụng sự chắc chắn trong phát triển chất lượng cao để đối phó với những bất ổn của môi trường bên ngoài, đồng thời nỗ lực đóng vai trò như một “mỏ neo ổn định” cho nền kinh tế thế giới.
Tại Kỳ họp Lưỡng hội vừa qua, Trung Quốc đã xác định các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho năm nay. Theo ông Hàn Văn Tú, các mục tiêu này mang tính thực tế và thận trọng, vừa đáp ứng nhu cầu ổn định việc làm, cải thiện đời sống dân sinh và phòng ngừa rủi ro, vừa tính đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế, động lực cải cách sâu rộng và mở cửa, cũng như hiệu quả của những chính sách tài khóa và tiền tệ hiện hành. Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi và có triển vọng tăng trưởng tích cực, với dư địa lớn để điều chỉnh chính sách vĩ mô theo chu kỳ ngược.
Thứ nhất, đẩy mạnh mở rộng nhu cầu nội địa, lấy tiêu dùng làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc có quy mô tiêu dùng rất lớn, nhưng tỷ trọng tiêu dùng trong tổng thể nền kinh tế và nhu cầu nội địa vẫn còn thấp hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với các nước phát triển, cho thấy tiềm năng mở rộng tiêu dùng vẫn còn rất lớn.
Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích thích tiêu dùng, hướng tới phát triển chất lượng cao song hành với nâng cao chất lượng cuộc sống; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân đô thị và nông thôn, cải thiện cơ cấu phân phối thu nhập để người dân có tiền và có khả năng chi tiêu; phát triển các mô hình kinh tế mới như “nền kinh tế sản phẩm đầu tiên”, kinh tế y tế, kinh tế băng tuyết và kinh tế phục vụ người cao tuổi; nâng cao vai trò của ngành du lịch và văn hóa, cung cấp thêm những sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng chất lượng cao; nâng cao bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng mức lương hưu tối thiểu cho người dân đô thị và nông thôn, tăng cường bảo hiểm hưu trí.
Thứ hai, thúc đẩy cải cách cơ cấu cung ứng, phát triển động lực tăng trưởng mới. Trung Quốc có hệ thống công nghiệp toàn diện, chuỗi cung ứng vững chắc và lợi thế tích hợp cao. Đây là nền tảng để nước này tiếp tục thúc đẩy cải cách cơ cấu cung ứng, nâng cao chất lượng và hiệu suất của hệ thống cung ứng; đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp mới và tương lai, áp dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ xanh vào cải tiến ngành công nghiệp truyền thống; ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, quản lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương và doanh nghiệp.
Thứ ba, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy lợi ích song phương. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa ở mức độ cao hơn, mở rộng quyền tiếp cận thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động bình đẳng; đẩy mạnh phát triển thương mại xanh và thương mại số, thúc đẩy cải cách cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài, mở cửa hơn nữa những ngành dịch vụ, bao gồm cả tài chính.Đối mặt với xu hướng chủ nghĩa bảo hộ và đơn phương trên thế giới, Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời duy trì vai trò là một bên bảo vệ hệ thống thương mại đa phương.
Thứ tư, kiểm soát rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững. Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc kiểm soát rủi ro bất động sản, nợ công của chính quyền địa phương và hệ thống tài chính. Hiện nay, các rủi ro này đang dần được kiểm soát và giảm bớt. Thị trường bất động sản tại những thành phố lớn đang có dấu hiệu phục hồi, Trung Quốc sẽ tiếp tục ổn định thị trường và xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành này. Thứ năm, phát triển xanh và bền vững, thúc đẩy mục tiêu “Trung Quốc Xanh”. Trung Quốc cam kết chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, kết hợp giữa giảm phát thải, mở rộng diện tích xanh và tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo, thúc đẩy quá trình trung hòa carbon bằng việc phát triển các khu công nghiệp không phát thải; chủ động tham gia vào cơ chế hợp tác toàn cầu về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc có thể giảm 50% trong năm 2025
08:23' - 24/03/2025
Theo China News Service, nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm khoảng 50% trong năm 2025, khi nguồn cung trong nước mở rộng.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc cam kết mở cửa hợp tác quốc tế
22:05' - 23/03/2025
Ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) cam kết tiếp tục mở cửa và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng trên toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính
16:03' - 23/03/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục điều tiết chính sách tiền tệ nhằm tăng tính dự báo, hiệu quả và định hướng của các biện pháp điều chỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26'
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.