Tổng thống Pháp E. Macron kêu gọi xây dựng "đảm bảo an ninh" cho Ukraine
Theo thông báo của Phủ Tổng thống Pháp, chiều 11/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng quân đội từ 30 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng với Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Mục đích của cuộc họp nhằm xác định các bảo đảm an ninh có thể cung cấp cho Ukraine trong trường hợp một lệnh ngừng bắn được ký kết, đồng thời nhằm nghiên cứu một cơ cấu phòng thủ chung cho châu Âu.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa phái đoàn của Ukraine và Mỹ tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia (Ảrập Xêút) đã kết thúc và hai bên đã ra được tuyên bố chung. Trong đó, Ukraine khẳng định sẵn sàng chấp nhận đề xuất ngừng bắn trong 30 ngày mà Mỹ đưa ra tại cuộc gặp.
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn thông báo của Điện Élysée cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định trong bối cảnh hiện nay cần liên tục điều chỉnh để xác định những đảm bảo an ninh đáng tin cậy cho một nền hòa bình vững chắc và lâu dài ở Ukraine.
Người đứng đầu nhà nước Pháp cũng nhấn mạnh đây là thời điểm mà châu Âu phải chia sẻ trách nhiệm, "nỗ lực hết sức vì Ukraine và vì chính bản thân mình", đồng thời kêu gọi các nước đề xuất những biện pháp đảm bảo an ninh mà mình có thể tham gia đóng góp.
Báo chí Pháp cho biết, dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp, lãnh đạo quân đội 30 nước đã xem xét ít nhất hai vấn đề: Thứ nhất là việc thiết lập một lệnh ngừng bắn trên không và trên biển theo như kêu gọi của Ukraine. Đây là đề xuất của Tổng thống Macron và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - ý tưởng mà Nga đánh giá là “tuyệt đối không thể chấp nhận”. Thứ hai là khả năng triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine - vấn đề mà Anh và Pháp đang phối hợp chặt chẽ.
Đánh giá về hội nghị này, Bộ trưởng quân đội Pháp Sebastien Lecornu cho biết, cuộc họp này “rất quan trọng” vì nó đặt viên gạch đầu tiên cho những đảm bảo về an ninh (cho Ukraine), các bên cần xác định rõ nhiệm vụ của “liên minh tình nguyện”: lực lượng gìn giữ hòa bình có nhiệm vụ quan sát, trấn an và giảm xung đột.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans cho rằng: “Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào việc thiết lập các điều kiện rõ ràng: sứ mệnh là gì, mục tiêu là gì, nhiệm vụ là gì và đâu là những đảm bảo theo quan điểm cần bảo vệ của Mỹ”.
Sau cuộc họp, Bộ trưởng Bộ quân đội Pháp sẽ họp với những người đồng cấp thuộc nhóm E5 (gồm Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Italy), cũng như đại diện của EU và NATO. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tham dự qua video.
Trước đó, ngày 7/3, lãnh đạo các nước châu Âu đã thông qua kế hoạch huy động 800 tỷ Euro trong 4 năm tới để đầu tư cho quốc phòng của EU và hỗ trợ Ukraine.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ thông báo Ukraine bày tỏ sẵn sàng đối thoại về xung đột
14:06' - 05/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/3 cho biết ông đã nhận được thư từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ sẵn sàng tham gia đàm phán về cuộc chiến Nga-Ukraine.
-
Kinh tế tổng hợp
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nêu điều kiện về bảo đảm an ninh cho Ukraine
14:54' - 04/03/2025
Phó Tổng thống JD Vance nêu rõ nếu Ukraine muốn có đảm bảo an ninh và nếu muốn chắc chắn rằng xung đột sẽ không tái diễn thì cách tốt nhất là tạo ra lợi ích kinh tế cho Mỹ tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine
08:32' - 04/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dừng mọi hoạt động viện trợ quân sự cho Ukraine sau cuộc tranh luận căng thẳng giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41' - 27/07/2025
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34' - 27/07/2025
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.