Tìm giải pháp giảm nợ đọng xây dựng
Sau hơn 2 năm dịch COVID-19, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng đã cố gắng khắc phục để triển khai sản xuất kinh doanh góp phần sớm phục hồi phát triển kinh tế chung. Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp đã rất nỗ lực vươn lên nhưng khi hoạt động thực tế vẫn còn hàng loạt vướng mắc trong khung khổ pháp lý giữa chủ đầu tư – nhà thầu (hợp đồng xây dựng); trong đó phần thua thiệt thường rơi vào nhà thầu.
Tới đây, Hiệp hội Các xây dựng Việt Nam (VACC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “Nợ đọng xây dựng - kiến nghị và giải pháp" vào ngày 18/8 tại Hà Nội nhằm tập hợp các kiến nghị phản ánh khó khăn, vướng mắc cũng như kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng; đồng thời, đề xuất kiến nghị các giải pháp với Nhà nước và bộ nghành liên quan.Theo VACC, thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều tháo gỡ thông qua ban hành, sửa đổi bổ sung chính sách về đầu tư xây dựng như sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, đặc biệt trong đó ban hành Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng, ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thay thế Nghị định 68/NĐ-CP.
Tuy nhiên, các văn bản pháp lý này khi vận dụng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc; trong đó phần thua thiệt lại là nhà thầu. Hiện có nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý rắc rối, phức tạp cần được tháo gỡ, đặc biệt trong khâu thanh quyết toán.
Hầu hết các nhà thầu bị nợ đọng, đặc biệt ở giá trị khối lượng còn lại khoảng 20 – 25% cuối của dự án. Thậm chí, nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được, trong khi nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác.
Tình trạng trên diễn ra không chỉ ở các gói thầu dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công mà ở cả các dự án sử dụng các nguồn vốn khác. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC khẳng định, rất nhiều khó khăn đến với các doanh nghiệp nhà thầu xây dựng, nếu không được tháo gỡ kịp thời cộng với việc không có công ăn việc làm, nhiều doanh nghiệp xây dựng thật sự đang đối mặt với thực trạng sẽ bị phá sản.
Nhiều nhà thầu thuộc VACC; trong đó có cả các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Xây dựng Delta, Hòa Bình, Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng số 1, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn... đang có nhiều vướng mắc mong muốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền tháo gỡ - ông Hiệp dẫn chứng.
Các chuyên gia cùng chung nhận định, nợ đọng là vấn đề nhức nhối trong ngành xây dựng từ nhiều năm nay, ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Mặc dù nội dung này được nêu ra nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ, tại nhiều doanh nghiệp, các khoản nợ đọng công trình vốn đầu tư công dù đã kết thúc từ 2 - 3 năm trước nhưng chưa quyết toán và thanh toán được. Khảo sát hơn 2.000 doanh nghiệp xây dựng trên cả nước cho thấy, doanh nghiệp có quy mô khoảng 100 tỷ đồng, chiếm 90%; doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 tỷ đồng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có những doanh nghiệp xây dựng dù quy mô vốn đăng ký 100 tỷ đồng nhưng dòng tiền lưu động lại ít hơn. Với đặc thù quy mô vốn nhỏ, các công ty xây dựng chủ yếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để triển khai dự án. Dòng tiền của doanh nghiệp chủ yếu trông chờ vào tiền mặt; trong khi số nợ đọng hiện rất lớn. Tất cả doanh nghiệp xây dựng đều có nợ đọng, ít thì 30 đến 50 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp đang "gánh" số nợ trên 1.000 tỷ đồng cũng rất nhiều - ông Hiệp thông tin.
Điển hình như trường hợp của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) có vốn chủ sở hữu chỉ mấy trăm tỷ đồng nhưng đang bị nợ tới 1.900 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn vốn chủ sở hữu đăng ký 800 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 31/3/2022, tổng số nợ phải thu lên tới 1.539 tỷ đồng...
Các doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng để tiếp tục thi công với lãi vay khoảng 90%/năm. Vốn bị nợ gấp đôi vốn doanh nghiệp hiện có mà lãi vay tới 90% thì càng làm càng "lỗ", rơi vào tình trạng "nợ chồng nợ". Nhưng nếu doanh nghiệp không làm thì chậm tiến độ mà làm thì công nợ phải chịu lãi vay ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, nguyên nhân chính của nợ đọng xây dựng đối với đầu tư công là do thủ tục thanh quyết toán phức tạp, nhất là với những dự án có khối lượng phát sinh vì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên tốn nhiều thời gian.
Với những dự án có vốn ngoài ngân sách, nhiều chủ đầu tư do năng lực kém nên phải vay mượn tiền để triển khai nên khi có biến động bất thường thì thì không có tiền trả cho nhà thầu. Cùng đó, nhiều chủ đầu tư còn chây ỳ không trả hoặc trả nhà thầu bằng sản phẩm khiến doanh nghiệp xây dựng tiếp tục rơi vào bế tắc khi phải xử lý tình huống này.
Theo ông Hiệp, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính cần rà soát lại toàn bộ việc nợ đọng xây dựng hiện nay để có biện pháp xử lý dứt điểm. Đối với vốn ngoài ngân sách, nên có cơ chế hợp đồng là 20% cuối cùng của chủ đầu tư buộc phải có bảo lãnh thanh toán.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương cần công khai danh sách những chủ đầu tư nợ đọng xây dựng để có cảnh báo cho họ phải nghiêm túc hơn nếu muốn đầu tư tiếp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào giúp nhà thầu giao thông vượt bão giá?
13:06' - 12/08/2022
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bão giá vật liệu xây dựng tại các dự án giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện thể chế liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công
17:06' - 01/08/2022
Ngày 1/8, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tuyến của Tổ công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 7 bộ, cơ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thiện hệ thống suất vốn đầu tư xây dựng
09:22' - 08/07/2022
Hiện khả năng lấp đầy chỉ tiêu suất vốn đầu tư chỉ dừng lại ở việc bổ sung 20 chỉ tiêu/năm, chủ yếu là điều chỉnh, cập nhật lại nội dung đã có, rất khó khi bổ sung mới do không có dữ liệu lịch sử.
-
Thị trường
Công bố giá, chỉ số giá xây dựng đang "trễ" hơn diễn biến thị trường
10:18' - 07/04/2022
Để kiểm soát, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng, trách hiện tượng lợi dụng khả năng cung để đầu cơ, thổi giá, Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ theo dõi thông tin thị trường giá xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư xây dựng
15:52' - 05/04/2022
Thử trưởng Bùi Hồng Minh khẳng định, Bộ Xây dựng luôn chia sẻ, lắng nghe, tiếp thu, phân tích khoa học các vấn đề, làm rõ thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương để cùng tháo gỡ sớm nhất các khó khăn
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á
08:39'
Với 16 hiệp định thương mại tự do đang thực thi, Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10' - 08/07/2025
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12' - 08/07/2025
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12' - 08/07/2025
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03' - 08/07/2025
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00' - 08/07/2025
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03' - 08/07/2025
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.