Tiêu điểm trong ngày: Cảnh báo đỏ
Hàng chục triệu người dân châu Âu đang oằn mình dưới một trong những đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử, khi nền nhiệt vượt ngưỡng 40 độ C tại nhiều nơi, kéo theo hàng loạt cảnh báo đỏ, cháy rừng, gián đoạn giao thông, gây đình trệ nhiều hoạt động. Đã có những ca tử vong do sốc nhiệt ở Pháp, ở Tây Ban Nha, hàng nghìn người nhập viện.
Các quốc gia Nam Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Italy đang là tâm điểm của đợt nắng nóng lịch sử. Tại Bồ Đào Nha, nhà chức trách ban hành cảnh báo đỏ ở 7/18 tỉnh. Thị trấn Mora, gần Lisbon, chạm mốc 46,6 độ C – mức cao nhất từng ghi nhận trong tháng 6. Tây Ban Nha chứng kiến nền nhiệt tại El Granado lên tới 46 độ C, có thể lập kỷ lục quốc gia. Cơ quan khí tượng AEMET cho biết gần 2/3 thị trấn nước này đang nằm trong diện cảnh báo sức khỏe, với hơn 800 địa phương ở mức nguy hiểm nhất.
Tại Pháp, 16 tỉnh đã được đưa vào tình trạng báo động đỏ – mức cảnh báo cao nhất, trong khi 68 tỉnh ở mức cam. Hơn 1.900 trường học phải đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần. Tháp Eiffel thậm chí tạm dừng đón khách do lo ngại kết cấu kim loại bị ảnh hưởng nhiệt độ cao.
Italy cũng không ngoại lệ. Chính quyền đã nâng cảnh báo đỏ tại 21 thành phố lớn, bao gồm Rome, Milan và Palermo. Sau vụ một công nhân xây dựng tử vong do sốc nhiệt ở Bologna, nhiều khu vực như Liguria và Sicily đã áp dụng lệnh cấm lao động ngoài trời vào giờ trưa.
Đợt nắng nóng không chỉ dừng lại ở Nam Âu mà còn lan lên miền Trung và Bắc châu Âu. Tại Anh, tháng 6 năm nay được ghi nhận là nóng nhất kể từ năm 1884. Chính phủ phải kích hoạt cảnh báo hổ phách – mức cao thứ hai trong thang cảnh báo 3 cấp độ. Đức cũng phát cảnh báo nhiệt cho nhiều khu vực như Düsseldorf và Stuttgart.
Bỉ chứng kiến sự gián đoạn giao thông lớn khi 20 tuyến tàu bị hủy do lo ngại đường ray giãn nở. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 50.000 người phải sơ tán do cháy rừng tại các tỉnh ven biển phía Tây và Tây Nam. Hy Lạp cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng do cháy rừng gần Athens. Đảo Chios mất hơn 6.000 ha rừng chỉ sau một vụ cháy lớn.
Các chuyên gia khí hậu khẳng định: đây không còn là sự kiện đơn lẻ mà là hệ quả rõ rệt của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Theo Dịch vụ Biến đổi khí hậu Copernicus, châu Âu là lục địa ấm lên nhanh nhất thế giới, với tốc độ gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Copernicus dự báo tháng 6 vừa qua có thể là một trong 5 tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận.
Một yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình là sóng nhiệt biển tại Địa Trung Hải, với nhiệt độ mặt biển cao hơn trung bình tới 9 độ C. Điều này khiến độ ẩm tăng mạnh, nhiệt độ ban đêm không giảm, tạo ra vòng lặp khuếch đại sóng nhiệt trên đất liền. Cùng với khối khí nóng từ Bắc Phi, một “vòm nhiệt” đã hình thành, bao phủ gần như toàn bộ khu vực.
Theo bà Clare Nullis – người phát ngôn Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), những kiểu thời tiết cực đoan như vậy thường chỉ xuất hiện vào tháng 7 hoặc 8, nhưng nay đã đến sớm hơn và dữ dội hơn. Chuyên gia Samantha Burgess (Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu) cho biết: “Nhiệt độ quan sát được gần đây thường là nhiệt độ của tháng 7–8, chỉ xảy ra vài lần mỗi mùa Hè”.
Từ Seville, nơi nhiệt độ chạm ngưỡng 42 độ C, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã phát đi thông điệp mạnh mẽ: “Nắng nóng cực đoan không còn là điều bất thường mà đã trở thành trạng thái bình thường mới”. Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh Trái Đất đang nóng hơn và tình hình đang trở nên nguy cấp hơn.
Cơ quan khí tượng LHQ gọi nắng nóng là “kẻ giết người thầm lặng”, đồng thời cảnh báo nguy cơ gia tăng thương vong nếu không có các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm châu Âu có hơn 175.000 người tử vong do nắng nóng. Riêng trong đợt nắng nóng lần này, chuyên gia Pierre Masselot từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) dự báo có thể có hơn 4.500 ca tử vong chỉ trong 3 ngày đầu tháng 7, đặc biệt tại Italy, Croatia, Slovenia và Luxembourg.
Điều đáng lo ngại là phần lớn các quốc gia châu Âu vẫn chưa có đủ năng lực ứng phó với nguy cơ sóng nhiệt ngày càng nghiêm trọng. Theo WHO, chỉ 21 trong số 57 quốc gia thuộc khu vực châu Âu có kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó sóng nhiệt. Trong đó, mới chỉ có 14 quốc gia EU triển khai đầy đủ các biện pháp cảnh báo, chăm sóc y tế và quy hoạch đô thị nhằm giảm thiểu rủi ro. Nhiều nước vẫn thiếu hệ thống làm mát cộng đồng, kế hoạch ứng phó khẩn cấp hoặc chiến dịch tuyên truyền về nguy cơ sốc nhiệt cho người dân.
Trước thực trạng này, WHO nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp toàn diện. Các nước được khuyến nghị phát triển trung tâm làm mát cộng đồng, tăng cường cảnh báo sớm, cải thiện quy hoạch đô thị để giảm hiệu ứng đảo nhiệt, đào tạo nhân viên y tế và triển khai chiến dịch truyền thông rộng rãi.
Bà Marisol Yglesias Gonzalez – chuyên gia WHO tại Bonn (Đức) – khẳng định: “Nhiều ca tử vong do nắng nóng là hoàn toàn có thể phòng tránh được”. WHO dự kiến sẽ ban hành hướng dẫn mới, tập trung vào các chiến lược “làm mát lấy con người làm trung tâm” ở cấp đô thị và khu vực.
Đợt nắng nóng đầu mùa Hè năm nay ở châu Âu thực sự là tín hiệu "cảnh báo đỏ" khẩn cấp phơi bày một thực trạng không thể né tránh: khí hậu đang biến đổi nhanh chóng và những hiện tượng thời tiết cực đoan như thế này sẽ còn tiếp diễn với cường độ và tần suất lớn hơn. Hậu quả của biến đổi khí hậu đang hiện hữu rõ ràng, điều còn lại là hành động khẩn cấp và quyết liệt nhằm hạn chế tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Từ khóa :
- châu Âu
- năng nóng
- thời tiết châu Âu
Tin liên quan
-
Đời sống
Các nước Nam Âu "quay cuồng" vì cháy rừng do nắng nóng
14:24' - 30/06/2025
Một số quốc gia Nam Âu đã triển khai lực lượng cứu hỏa để dập tắt các đám cháy rừng, trong khi nhiều nước kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn khỏi nhiệt độ khắc nghiệt của đợt nắng nóng dự báo gia tăng.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Bang New York (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp do nắng nóng
10:36' - 24/06/2025
Một đợt nắng nóng nghiêm trọng đang ảnh hưởng tới hàng chục bang tại miền Đông và Trung Tây nước Mỹ, với khoảng 170 triệu người nằm trong diện bị ảnh hưởng do có khuyến cáo về nhiệt độ cao.
-
Kinh tế tổng hợp
Thủ đô Trung Quốc trải qua đợt nắng nóng cao độ
16:27' - 23/06/2025
Đài Quan sát Khí tượng Bắc Kinh ngày 23/6 đã nâng cấp cảnh báo nhiệt độ lên màu da cam, mức cao thứ 2, khi nhiệt độ tại thủ đô Trung Quốc được dự báo có thể lên đến 38 độ C.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 8/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng tăng tới hơn 80%
21:24' - 07/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của KDCA cho biết, tính đến ngày 6/7, đã có 875 người mắc bệnh do nắng nóng, tăng 83,2% so với số liệu tương ứng của cùng kỳ năm ngoái.
-
Đời sống
Câu chuyện điện ảnh: Khủng long gầm vang Bắc Mỹ
16:53' - 07/07/2025
Theo thống kê từ Comscore, “Jurassic World: Rebirth” đã thu về 91,5 triệu USD chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua, chiếm lĩnh vị trí quán quân phòng vé một cách thuyết phục.
-
Đời sống
Hậu "drama" Làng Háo Hức: Phụ huynh nên cho con đi chơi hè thế nào để an toàn và ý nghĩa?
16:36' - 07/07/2025
Sau lùm xùm Làng Háo Hức, nhiều phụ huynh hoang mang không biết có nên tiếp tục cho con đi chơi hè hay không. Vậy lựa chọn hoạt động nào để con vừa vui, vừa an toàn, tránh những trải nghiệm tồi tệ?
-
Đời sống
Cảnh báo chứng lác mắt ở giới trẻ do sử dụng thiết bị điện tử
16:08' - 07/07/2025
Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian dài ngoài việc gây cận thị thì còn có thể gây thêm chứng lác mắt.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Phú Quốc khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
14:36' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Phú Quốc vẫn đang neo ở mức khá cao.
-
Đời sống
Sôi động lễ Thất tịch ở Nhật Bản
12:28' - 07/07/2025
Lễ hội Tanabata hay “Lễ hội Sao”, “Lễ hội Thất tịch” là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, thường diễn ra vào ngày lễ Thất tịch vào ngày 7/7 hằng năm.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội - Nha Trang khứ hồi tuần 7/7-13/7/2025
12:00' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Nha Trang vẫn đang ở mức cao do đang trong mùa cao điểm Hè.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Đà Nẵng khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
10:33' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Đà Nẵng ghi nhận xu hướng ổn định.