Tiếp cận thị trường Halal của doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức sơ khai
Thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ tiêu chuẩn và quy định của người Hồi giáo, nhất là tiêu chuẩn Halal cần xây dựng hệ sinh thái đầy đủ gồm sản xuất, dịch vụ, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ của Nhà nước để phát triển ngành Halal bền vững.
Theo các chuyên gia, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển lớn nhất thế giới, xét về quy mô dân số, mức chi tiêu tiêu dùng và sự đa dạng trong lĩnh vực kinh tế. Với xu hướng tăng trưởng ổn định, thị trường này đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng cho các quốc gia đang phát triển; trong đó, có Việt Nam.
Mới đây, tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato Awang Bemee Awang Ali Basah, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Malaysia hỗ trợ đào tạo cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam về quy trình sản xuất và cấp chứng nhận Halal. Cùng đó, tạo thuận lợi hơn nữa trong nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam và phấn đấu sớm ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Halal thời gian tới.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, thị trường Halal không còn là một ngách nhỏ mà đang trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Vì vậy, nếu chuẩn bị đầy đủ và chuyên nghiệp, đây sẽ là cánh cửa lớn để hàng Việt vươn ra thế giới. Thế nhưng, dù là thị trường tiềm năng nhưng sản phẩm Halal luôn đi kèm những quy định nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, đúng theo kinh Koran và luật Sharia nên việc xuất khẩu sản phẩm sang quốc gia Hồi giáo có nhiều rào cản. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc tiếp cận thị trường Halal của doanh nghiệp mới dừng ở mức sơ khai.
Đơn cử, Indonesia với hơn 280 triệu dân chủ yếu theo đạo Hồi, là thị trường Halal lớn nhất thế giới và là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Halal nghiêm ngặt và quy trình chứng nhận phức tạp sẽ là thách thức đáng kể với doanh nghiệp. Tương tự, Malaysia đang nổi lên là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống Halal – ngành hàng phục vụ cộng đồng Hồi giáo chiếm hơn 60% dân số nước này. Thế nhưng, thực tế cho thấy hàng Việt vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận.
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Lê Phú Cường- Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia cho biết: Rào cản lớn với hàng Việt khi tiếp cận thị trường Halal chính là chứng nhận Halal. Dù không phải là yêu cầu bắt buộc với tất cả hàng nhập khẩu vào Malaysia nhưng lại là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nhà nhập khẩu, phân phối và bán lẻ nước sở tại. Việc chưa có chứng nhận Halal khiến nhiều sản phẩm Việt khó tìm được vị trí trong hệ thống bán lẻ tại Malaysia.
Không những vậy, quy trình xin cấp chứng nhận Halal tại thị trường Malaysia cũng phức tạp và tốn kém. Doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt cũng như chi phí liên quan đến việc xin chứng nhận. Điều này dẫn đến thực tế là số lượng sản phẩm có chứng chỉ Halal của Việt Nam còn rất hạn chế.
Đánh giá tiềm năng từ thị trường Halal, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Thị trường Trung Đông không đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật quá khắt khe như EU hay Hoa Kỳ, trong khi thủ tục thông quan lại đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, nếu coi Halal là chiến lược dài hơi cần sự vào cuộc đồng bộ từ chính sách, hệ thống logistics, xúc tiến thương mại đến tư duy đầu tư bài bản của doanh nghiệp.
Theo ông Agustaviano Sofjan - Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp Halal sẽ là một trong những trọng tâm hợp tác không chỉ phục vụ nhu cầu cộng đồng Hồi giáo mà còn thu hút người tiêu dùng toàn cầu nhờ cam kết về chất lượng và an toàn. Indonesia với vai trò là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam trong phát triển sản phẩm Halal, đặc biệt ở lĩnh vực chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, du lịch và dịch vụ tài chính. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hai nước chủ động kết nối, tham gia diễn đàn chuyên ngành để khai thác tiềm năng hợp tác.
Ở góc độ chuyên môn, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Văn phòng chứng nhận Halal (HCA) cho hay, hầu hết sản phẩm nhập khẩu vào Indonesia phải có chứng nhận Halal chậm nhất vào ngày 17/10/2026 theo Quy định số 42/2024. Các sản phẩm không đạt chuẩn Halal sẽ phải dán nhãn "Non-Halal" rõ ràng.
Quy trình chứng nhận Halal bao gồm đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế, cấp chứng nhận, sau đó doanh nghiệp cần đăng ký trên hệ thống SIHALAL của Indonesia và tuân thủ quy định ghi nhãn theo chuẩn của BPJPH. Doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp hồ sơ thông qua các tổ chức được BPJPH công nhận như HCA với yêu cầu về giám sát viên Halal và tiêu chuẩn SJPH số 20/2023.
“HCA sẽ đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện chứng nhận và ghi nhãn Halal, giúp sản phẩm thuận lợi thâm nhập thị trường các quốc gia Hồi giáo”, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cam kết.
Để giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng, khai thác tiềm năng đối với ngành hàng Halal tại Philippines, ông Phùng Văn Thành- Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines cho biết: Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đã và đang tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đưa đoàn doanh nghiệp hai nước sang khảo sát lẫn nhau để tìm hiểu thị trường.
Ngoài ra, Thương vụ đang nỗ lực tuyên tuyền, kêu gọi nhiều hơn doanh nghiệp Việt Nam tham gia "Hội chợ các sản phẩm Halal Philippines - Halal Expo Philippines" năm 2025 được tổ chức tại Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Center), Manila, Philippines từ ngày 13 - 15/11/2025. Đây là cơ hội để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm có chứng nhận Halal.
Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Sở sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) tiếp tục triển khai nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện về tiêu chuẩn Halal, hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường và kết nối với Thương vụ Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại tại Trung Đông. Cùng đó, TP. Hồ Chí Minh cũng xúc tiến hợp tác với nhà nhập khẩu lớn, xây dựng trung tâm logistics tại các cảng quốc tế nhằm thiết lập mạng lưới phân phối bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập sâu thị trường.
Đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái Halal ở Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, trước hết Việt Nam cần triển khai hiệu quả Đề án quốc gia “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Ngoài ra, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, Chính phủ, địa phương tại Việt Nam về tiềm năng của thị trường Halal. Đồng thời, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế với các nước Hồi giáo, nghiên cứu ký kết FTA giữa Việt Nam và thị trường Halal tiềm năng, tận dụng lợi thế từ FTA khu vực…
Ngoài ra, Việt Nam cần thành lập Cơ quan quản lý Halal tại Việt Nam (HALCERT) và triển khai các hoạt động tiêu chuẩn hóa, thử nghiệm, cấp chứng nhận Halal cho doanh nghiệp và chuyên gia, ký kết FTA công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau với quốc gia Hồi giáo (Arab Saudi, Malaysia, Indonesia, Pakistan...). Đặc biệt, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường, không chỉ tập trung vào khu vực Đông Nam Á mà cần mở rộng sang các thị trường lớn khác như Trung Đông, châu Phi, châu Âu – nơi có cộng đồng Hồi giáo đông đảo.
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế phát triển ngành hàng Halal tại Việt Nam; đàm phán, ký kết các FTA , thỏa thuận thương mại. Đồng thời, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam làm việc, tìm hiểu với các cơ quan, hệ thống phân phối của Indonesia, Malaysia, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)... Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng đề án và kế hoạch hành động để tạo ra một môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại thị trường Halal.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27' - 25/05/2025
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42'
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38'
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.