Thuế quan Mỹ -"ác mộng" của ngành rượu vang châu Âu
Theo tờ Global Times, Liên minh châu Âu (EU) và các doanh nghiệp ngành rượu vang đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/3 về khả năng áp thuế 200% đối với rượu vang, rượu sâm banh và đồ uống có cồn từ Pháp cũng như các nước EU khác. Động thái này được đưa ra sau khi EU thông báo mức thuế 50% đối với rượu whisky Mỹ hôm 12/3.
Giới chuyên gia đánh giá, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu chi phí do thuế quan tiềm năng đối với rượu vang, và mức thuế quan này sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến thương mại toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng và công nghiệp.
Pháp, một trong những nước xuất khẩu rượu vang và rượu mạnh lớn nhất châu Âu, là một trong những nước đầu tiên phản ứng. Ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh là nguồn thu nhập lớn thứ ba của nước này. Bộ trưởng Phụ trách Ngoại thương và Người Pháp ở hải ngoại, Laurent Saint-Martin, hôm 13/3 cảnh báo Pháp sẽ trả đũa nếu Washington thực hiện lời cảnh báo về việc áp thuế quan, nhấn mạnh rằng cả Pháp và EU sẽ không nhượng bộ trước sức ép này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Christophe Lemoine tái khẳng định lập trường này, nói rằng sẽ có phản ứng "ngay lập tức, kiên quyết và thích hợp" nếu Washington thực hiện các mức thuế mới.Theo Ủy ban Doanh nghiệp rượu vang châu Âu, đại diện cho ngành công nghiệp rượu vang châu Âu, cho biết châu Âu xuất khẩu rượu vang trị giá hơn 4,5 tỷ euro (4,89 tỷ USD) mỗi năm sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ.Tổng thư ký của Ủy ban này, Ignacio Sánchez Recarte, cho biết nếu ông Trump thực hiện lời cảnh báo của mình, thị trường sẽ bị phá hủy và hàng nghìn người mất việc làm.Rượu vang là một sản phẩm quan trọng trong thương mại Mỹ và EU, chủ yếu là do các đặc điểm định hướng nội địa vốn có của ngành này. Nghiên cứu viên cao cấp Zhou Mi tại Viện Hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế Trung Quốc, cho rằng bất kỳ biện pháp trả đũa nào đối với ngành công nghiệp rượu vang của nhau có thể nhanh chóng lan rộng sang nhiều ngành công nghiệp do sự khác biệt lớn về cơ cấu công nghiệp và chuỗi cung ứng giữa hai bên và có thể tác động hơn nữa tới chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.Ngoài sự phản đối của EU, mối đe dọa thuế quan 200% đã làm dấy lên lo ngại giữa các doanh nhân Mỹ và những người tham gia trong ngành này.Ông Ben Aneff, đối tác quản lý của Tribeca Wine Merchants ở thành phố New York và là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại rượu vang Mỹ, cho rằng nếu các mức thuế này được thực hiện thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp hàng đầu ở mọi thành phố của Mỹ.Theo nhà nghiên cứu cao cấp He Weiwen tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và toàn cầu hóa, người tiêu dùng Mỹ sẽ trả tiền cho mức thuế quan này, chứ không phải người châu Âu.Chuyên gia Zhou Mi cho rằng người tiêu dùng Mỹ đang chịu áp lực rất lớn, trong khi chi phí tăng ngày càng hạn chế các lựa chọn mua hàng của họ. Vì các nhà cung cấp và nhà bán lẻ có thể thay đổi chiến lược mua hàng của họ khi đối mặt với biến động giá cả, người tiêu dùng có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt sản phẩm có sẵn trước đây bất kể sức mua của họ.Nhà nghiên cứu cao cấp He Weiwen nói rằng ngoài việc gây gánh nặng cho người tiêu dùng Mỹ, chính sách thuế quan của chính quyền mới của Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế tùy tiện nghiêm trọng hơn đối với thương mại toàn cầu, đồng thời làm gián đoạn dòng chảy hậu cần và phá vỡ chuỗi cung ứng trong các ngành khác nhau. Các mức thuế quan này cũng sẽ làm suy yếu những quy tắc thương mại đa phương.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30'
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.