Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội; đại diện Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong những ngày tháng 4, tháng 5 lịch sử với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư công không thần tốc, mà lại ì ạch. Do đó, Thường trực Chính phủ triệu tập hội nghị toàn quốc để phân tích những gì đã làm tốt trong đầu tư công.Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; thúc đẩy động lực tăng trưởng mới gồm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, động lực liên quan kinh tế tư nhân. Trong lúc thúc đẩy động lực tăng trưởng mới vừa bắt đầu, chưa có kết quả, phải có thời gian, có độ trễ thì phải nỗ lực, thúc đẩy, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống.
Tuy nhiên, hiện nay khó khăn về tiêu dùng sau đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng; vấn đề liên quan bão lũ, thiên tai, biến đổi khí hậu, bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan. Trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi cho nên rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài, gặp nhiều khó khăn khi tình hình thế giới biến động, chúng ta chưa kích hoạt được tiêu dùng như ý muốn.Động lực xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do như hậu quả dịch bệnh, chiến tranh, xung đột, căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại… Vì vậy, chúng ta phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng nhưng cũng chưa thể chiếm lĩnh nhanh thị trường được. Hiện nay, nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới đã hạ mức tăng trưởng kinh tế do tác động bởi thị trường xuất khẩu.Các động lực tăng trưởng truyền thống về xuất khẩu khó khăn, thì chúng ta phải trông chờ vào động lực tăng trưởng đầu tư, gồm đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân... Đầu tư công được xác định dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, nhưng đầu tàu chậm chạp không thể dẫn dắt, không thể kích hoạt.Nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền phải suy nghĩ cần làm gì để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, không chỉ khoanh tay ngồi chờ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xem thể chế còn vướng mắc gì thì tiếp tục đề xuất sửa đổi; đặc biệt suy nghĩ vì sao các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lại giải ngân rất nhanh, triển khai nhanh các công trình…
Yêu cầu Bộ Tài chính thống kê những bộ, ngành, địa phương nào giải ngân chậm thì phải đánh giá lại cán bộ, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hàng tháng đều tổ chức các hội nghị, cuộc họp liên quan vấn đề thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; ban hành các vấn đề, chỉ thị, công điện…, vậy mà vấn đề này vẫn vướng. Do đó phải mổ xẻ, phân tích, những bộ, ngành nào làm tốt thì khen thưởng, bộ ngành nào làm không tốt thì phải xử lý kỷ luật.Thông tin về kết quả giải ngân đầu tư công những tháng đầu năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phải làm rõ tại sao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương giải ngân đầu tư công chậm; phải tìm nguyên nhân, bắt đúng bệnh, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn; làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành; đặc biệt phân tích rõ, tại sao cùng một điều kiện, chính sách có nơi làm tốt, có nơi không tốt… Đặc biệt, chỉ ra được các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu.Yêu cầu thiết kế công cụ, có nguyên tắc đo lường thường xuyên công tác giải ngân đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tổ công tác của Chính phủ vừa phải đi nắm tình hình, vừa phải đi lãnh đạo, chỉ đạo; bắt mạch đúng để có giải pháp phù hợp. Các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực cao, tích cực hơn nữa, thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước, công việc, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.Các cấp từ Trung ương tới địa phương phải quyết liệt vào cuộc, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền”; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải chủ động trong thúc đẩy đầu tư.
Nhấn mạnh tinh thần tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; các bộ, ngành không nên sa vào những việc cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự hội nghị phát biểu thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, rút kinh nghiệm, phải “bốc thuốc, chữa bệnh”.
Theo Bộ Tài chính, năm 2025, tổng số vốn đầu tư công được Quốc hội quyết nghị là hơn 829 ngàn tỷ đồng; đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gần 826 ngàn tỷ đồng. Đến ngày 30/4/2025, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công năm 2025 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là gần 818 ngàn tỷ, đạt 99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.Cũng đến ngày 30/4/2025, cả nước giải ngân đầu tư công đạt hơn 128 ngàn tỷ đồng, đạt 15,56 %. Trong đó, giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt khoảng 46,6 ngàn tỷ đồng, đạt 13,33%; giải ngân vốn ngân sách địa phương khoảng 81,8 ngàn tỷ đồng, đạt 17,2%; giải ngân vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt hơn 4,7 ngàn tỷ đồng, đạt 21,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2025, có 10 bộ, cơ quan trung ương và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, có một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp.
TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nguyên nhân các dự án đầu tư công Phú Yên chậm tiến độ
16:04' - 19/05/2025
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Phú Yên chỉ đạt 10,21%, thấp hơn trung bình cả nước (cả nước ước tỷ lệ giải ngân đạt 15,56%).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đầu tư công
20:43' - 14/05/2025
Cuối chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 5 kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với 3 bộ, cơ quan trung ương và 13 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang: Nhiều dự án tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn mặt bằng chung
17:42' - 14/05/2025
Chiều 14/5, UBND tỉnh Hậu Giang họp để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.