Thị trường phân bón: Giao dịch sôi động với giá tăng mạnh
*Nguồn cung giao ngay thắt chặt đẩy giá tăng mạnh
Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường thế giới Argus cho thấy, giá ure giao ngay tuần qua tại cửa khẩu của nước bán (giá FOB) đã tăng tại tất cả các thị trường lớn của thế giới với mức tăng thêm cao nhất tại thị trường Biển Đen lên tới 17,5 USD/tấn, tiếp đến là Trung Đông với mức tăng thêm 13,5 USD/tấn. Đáng chú ý, giá ure hạt đục Ai Cập giao ngay xuất sang thị trường EU lên tới 459 USD/tấn, tăng 14 USD/tấn so với giá liền trước đó. Trong khi đó, giá ure hạt trong Trung Quốc cũng tăng khoảng 3 USD/tấn và giao dịch quanh mốc 242-244 USD/tấn.Công ty nghiên cứu thị trường AgroMonitor thông tin, với nguồn cung hàng hóa giao ngay thắt chặt trong khi nhu cầu tăng đã hỗ trợ kéo giá lên. Tại Ấn Độ, đấu thầu nhập khẩu ure đóng ngày 23/1 vừa qua tiếp tục không mua được lượng hàng như kỳ vọng nên nhiều khả năng sẽ có một phiên thầu nhập khẩu khác sớm được phát hành với các lô hàng xếp trong tháng 3 tới đât. Bình quân trong tháng 1/2025, giá ure thế giới đã tăng khoảng 26-52 USD/tấn/, tương đương mức tăng 6-15% so với tháng 12/2024.
Tại thị trường Việt Nam, giá ure đã tăng mạnh từ nửa cuối tháng 1 và đà tăng này tiếp tục duy trì từ đầu tháng 2 đến nay theo xu hướng giá thế giới với các thông tin tích cực cho xuất khẩu phân bón. Cụ thể, giá ure Cà Mau tại Thành phố Hồ Chí Minh và Long An hiện ở mức 11.200 đồng/kg; tại kho trung chuyển Tây Nam Bộ, giá ure Cà Mau ở mức 11.900-12.000 đồng/kg trong khi các đại lý cấp 1 bán ra tại khu vực Tây Nam Bộ dao động trong khoảng từ 12.100-12.300 đồng/kg. Giá ure Phú Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Long An hiện ở mức 11.300-11.400 đồng/kg; tại kho trung chuyển Đông Nam Bộ, giá ure ở mức 10.500-10.850 đồng/kg trong khi các đại lý cấp 1 bán ra tại khu vực Nam Bộ dao động trong khoảng từ 11.500-11.600 đồng/kg. Đối với ure Ninh Bình, giá ure Ninh Bình nhà máy bán ra đang ở mức 11.000 đồng/kg; tại Thành phố Hồ Chí Minh và Long An ở mức 11.200-11.300 đồng/kg. Đối với ure Hà Bắc, với 2 lần điều chỉnh trong tháng 1, giá nhà máy bán ra hiện giao động quanh mốc 10.900-11.000 đồng/kg. Chỉ tính trong tháng 1/2025, giá ure bình quân tại thị trường Việt Nam đã tăng khoảng 33-632 đồng/kg so với tháng 12/2024 và hiện ở mức cao nhất tính từ tháng 10/2023.*Sản xuất ổn định đủ dự trữ cho nội địa
Khảo sát tại 4 nhà máy phân ure lớn nhất tại Việt Nam (Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình, Hà Bắc) cho thấy, hoạt động sản xuất đang duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu phân ure cho sản xuất nông nghiệp ở trong nước. Dự kiến sản lượng sản xuất của Việt Nam trong tháng 2 duy trì ổn định ở mức 225 nghìn tấn, tương đương với sản lượng tháng 1 trước đó do các nhà máy chưa có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều diện tích lúa Đông Xuân đã hoàn thành gieo sạ và lượng phân bón ure đã sử dụng cho vụ này đạt 90% tổng nhu cầu cả vụ. Trong tháng 2, chỉ còn 10% lượng phân bón chưa sử dụng ở các khu vực sạ trễ và diện tích lúa dài ngày. Tại miền Trung, tính đến đầu tháng 2, khu vực Nam và Trung Trung Bộ cũng đã chăm bón xong hai đợt chính, chỉ còn đợt ba nên nhu cầu được đảm bảo từ nguồn cung phân bón trong nước. Tại miền Bắc, các tỉnh tập trung xuống giống lúa Đông Xuân sau Tết Nguyên Đán (đầu tháng 2), nên trong tháng 2 sẽ có nhu cầu phân bón cho lúa đợt 1. Đối với ure làm nguyên liệu sản xuất, trong tháng 1-2, nhu cầu tiêu thụ phân bón NPK thường không quá mạnh do chưa vào cao điểm mùa mưa tại Tây Nguyên-Đông Nam Bộ nên các nhà máy có thể không hoạt động với công suất cao. Do vậy lượng ure dùng sản xuất NPK trong tháng 1-2 chỉ ở mức 45 nghìn tấn.. Theo dự báo của AgroMonitor, lượng phân ure tiêu thụ nội địa trong tháng 2 này ước đạt 100 nghìn tấn, giảm 60 nghìn tấn so với tháng 1. Tồn kho trong tháng 2 này sẽ tăng nhẹ, đạt mức 411 nghìn tấn. Giá ure nội địa trong tháng 2 dự kiến được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực từ thị trường thế giới (Ấn Độ có thể mở thầu mới trong tháng 2, nhu cầu tại Mỹ, EU, Australia tăng). Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, trong nhiều năm lại đây, nguồn cung phân ure trong nước luôn lớn hơn nhu cầu tiêu thụ, góp phần đảm bảo an ninh nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như không còn tình trạng "găm hàng, sốt giá" như những năm trước kia. Tại thời điểm hiện nay, theo thông tin Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận được, hai đơn vị sản xuất phân ure lớn nhất hiện nay thuộc Petrovietnam là Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã có đủ đơn hàng xuất khẩu ure trong quý I/2025 và dự trữ đủ lượng phân bón cần thiết cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.*Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi giá tăng
Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), nhu cầu tiêu thụ phân ure tiếp tục tăng 6% trong giai đoạn 2024 - 2028. Bên cạnh đó, xuất khẩu phân bón dự báo sẽ phục hồi, đặc biệt tại các thị trường truyền thống như Campuchia, Hàn Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng đang mở rộng thị trường sang châu Âu, nơi có các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cao hơn. Nhìn nhận về cơ hội xuất khẩu, Công ty nghiên cứu thị trường AgroMonitor dự báo thị trường ure thế giới tiếp tục xu hướng tăng giá với hoạt động giao dịch diễn ra sôi động tại hầu hết các thị trường chính. Nhu cầu phân ure hiện tăng mạnh tại nhiều thị trường ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi… trong khi nguồn cung hàng hóa giao ngay ngày càng thắt chặt đã hỗ trợ kéo giá tăng. Hiện giá ure thế giới tiếp tục xu hướng tăng do được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực. Cụ thể, giá thầu Ấn Độ tăng mạnh và dao động trong khoảng 422-427 USD/tấn CRF (giá tại cửa khẩu của bên bán cộng chi phí vận chuyển) đã hỗ trợ kéo giá ure thế giới tăng. Bên cạnh đó, Ấn Độ tiếp tục chưa mua được lượng hàng như mong đợi và với doanh số bán hàng trong nước tăng mạnh, Ấn Độ có thể sẽ sớm phát hành một đấu thầu nhập khẩu ure trong tháng 2 này, sẽ làm thắt chặt hơn nữa nguồn cung hàng hóa và giá ure thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong những tuần tới. Trong khi đó, nguồn cung sẵn có trong khu vực vẫn khá hạn chế khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petronas (Malaysia) không chào hàng giao ngay, các nhà sản xuất tại Malaysia và Brunei chủ yếu chào hàng tàu lượng lớn xếp hàng từ tháng 3 trở đi. Còn tại Trung Đông, nguồn cung vẫn hạn chế tại Iran khi hầu hết các nhà sản xuất vẫn dừng máy, ngoại trừ 1 dây chuyền sản xuất của Công ty Pardis (công suất 1,07 triệu tấn/năm) vẫn duy trì sản xuất nhưng chủ yếu cung cấp cho nội địa. Theo dự báo của Công ty Argus, nhu cầu nhập khẩu phân ure tháng 2 vẫn tăng mạnh từ Australia, Đông Nam Á, Châu Âu, Mexico, Trung Mỹ… kéo giá từ các nhà cung cấp Iran, Ai Cập… tăng mạnh. Đầu tháng 2 này, giá ure thế giới tiếp tục gia tăng trong tuần đầu tháng 2 với một loạt giao dịch diễn ra sôi động. Các nhà sản xuất Ai Cập đã chứng kiến thanh khoản tăng thêm với doanh số bán hàng đạt tới 455 USD/tấn FOB. Công suất sản xuất tại một số nhà máy ure ở Ai Cập cũng đã tạm thời giảm xuống còn 70-80% do tình trạng thiếu hụt khí đốt. Công ty Dangote của Nigeria đã bán lô hàng còn lại giao tháng 2 ở mức 410 USD/tấn FOB. Giá ure hạt đục Trung Đông đã tăng lên 420-423 USD/tấn FOB. Giá tại Đông Nam Á cũng tăng mạnh khi PIM của Pupuk Indonesia bán ure hạt trong với giá 438 USD/tấn FOB. Tại Châu Âu, hoạt động mua hàng cũng tiếp tục tăng, với người mua tại các thị trường Địa Trung Hải trả giá tới 460-469 USD/tấn CFR và lên tới 460 euro/tấn FCA (giá giao ngay cho người chuyên chở) Tại Brazil, giá ure hạt đục đã giao dịch tới 440 USD/tấn CFR, trong khi giá sà lan giao tháng 2 tại Mỹ tăng lên khoảng 442 USD/st CFR tại cảng Nola. Nhu cầu của Mexico vẫn mạnh, với LDG đã bán 1 lô hàng khác cho bờ biển phía tây từ Trung Đông. Bình quân, giá ure trong thầu đầu tháng 2 đã tăng 5-25 USD/tấn, tương ứng tăng 1-6% so với cuối tháng 1 vừa qua. Ngoài ra, việc thị trường thế giới lo ngại về tin tức Liên minh Châu Âu (EU) đề xuất đánh thuế đối với tất cả các loại phân bón gốc Nitơ từ Nga và Belarus. Thuế quan sẽ làm tăng giá với ure ở châu Âu, với các nhà nhập khẩu có thể trả giá cao hơn so với phần còn lại của thị trường để thu hút hàng hóa, với lượng nhập khẩu tiềm năng là 1,6 triệu tấn/năm. Cũng theo Công ty nghiên cứu thị trường AgroMonitor, thị trường ure Việt Nam sau Tết Nguyên Đán diễn biến tích cực do được hỗ trợ bởi xu hướng giá thế giới tăng, xuất khẩu sôi động, trong đó giá ure đã tăng lên mức cao nhất từ tháng 10/2023 đến nay. Dự báo, xuất khẩu ure của Việt Nam trong tháng 2 này dự kiến đạt khoảng 70 nghìn tấn, giảm nhẹ so với tháng 1. Hiện các nhà máy phân bón trong nước đang tập trung trả các đơn hàng xuất khẩu ký trước Tết Nguyên Đán. Khảo sát của AgroMonitor tại 4 doanh nghiệp lớn nhất cũng cho thấy PVCFC đã ký thêm 2 lô hàng khoảng 70 nghìn tấn giao trong tháng 2 và tháng 3. Hiện PVCFC đã xếp hàng lên tàu Valentina, với lượng khoảng 30-33 nghìn tấn để giao sang Australia. Ngoài ra, nhà máy cũng sẽ xuất rải rác sang Campuchia trong tháng 2 này. Trong khi đó, PVFCCo cũng tiếp tục xuất khẩu trong tháng 2 này với giá chào hàng container ở mức 460-465 USD/tấn FOB. Còn hai công ty phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) là Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình và Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc cũng tiếp tục thực hiện các đơn hàng xuất khẩu giao trong tháng 2 này, trong đó tàu chở 6.600 tấn ure Ninh Bình xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) đạt mức giá 394 USD/tấn FOB. Tuy nhiên, hai công ty thuộc Vinachem dự kiến tập trung cho thị trường nội địa trong tháng 2 do khu vực miền Bắc trong giai đoạn chính vụ Đông Xuân, do đó chào giá xuất khẩu chủ yếu cho đơn giao tháng 3 tới với hàng rời (hàng xá) ở mức 450-465 USD/tấn FOB.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ USD sản xuất phân bón tại Ai Cập
08:00' - 03/02/2025
Đại sứ Trung Quốc tại Cairo Liêu Lực Cường (Liao Liqiang) vừa cho biết một công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD để thành lập một khu phức hợp sản xuất phân lân ở Ai Cập.
-
Hàng hoá
Tạm giữ 66 tấn phân bón có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
12:14' - 09/01/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá vừa đột xuất kiểm tra và phát hiện 66 tấn phân bón mang nhãn hiệu Rồng Mỹ và nhãn hiệu Việt Xô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi khi áp thuế VAT 5%?
18:57' - 05/12/2024
Luật Thuế giá trị gia tăng mới được thông qua sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường lúa gạo chờ “sóng” mới từ nhu cầu thu mua tăng
13:45'
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số thương nhân đang tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51' - 25/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49' - 25/07/2025
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14' - 25/07/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00' - 25/07/2025
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá quặng sắt giảm 0,85%
09:38' - 24/07/2025
Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng, thị trường thép toàn cầu đang chứng kiến áp lực lớn lên dòng chảy thương mại, đồng thời nhu cầu yếu kéo dài đè nặng lên giá quặng sắt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ngày càng hạ nhiệt
07:58' - 24/07/2025
Trong phiên 23/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 8 xu Mỹ, tương đương 0,12%, xuống 68,51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 6 xu Mỹ, tương đương 0,09%, xuống 65,25 USD/thùng.